Nên công nhận chuyển giới?
Kỹ thuật thì cho, pháp luật thì chưa
Tại Hội thảo góp ý các nội dung liên quan đến y tế trong dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) tổ chức ngày 14-4-2015, ông Trần Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội phẫu thuật Nhi Việt Nam cho biết, về mặt y học và kỹ thuật hiện nay, nước ta hoàn toàn có thể thực hiện tốt việc chuyển giới, tuy nhiên về mặt pháp luật thì chưa cho phép.
Theo nghiên cứu được công bố bởi Viện sức khỏe môi trường y tế- Bộ Y tế, hiện nhu cầu chuyển giới ở nước ta đang tăng, trong khi việc chuyển giới vẫn chưa được pháp luật thừa nhận.
“Đã có rất nhiều người đến hỏi tôi để phẫu thuật nhưng tôi từ chối, không dám mổ vì nếu thực hiện là sai quy định của pháp luật. Kể cả có nhiều tiền đến mấy cũng không ai dám làm, vì làm là bị đi tù ngay.” ông Trần Bích Ngọc chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Trần Bích Ngọc cũng cho biết, hiện chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý và khoa học về vấn đề này, vì vậy, đã đến lúc cần phải quy định vấn đề này trong Luật và cần nhìn nhận lại tại sao nước ngoài họ làm và nếu chúng ta làm thì làm đến đâu cho đúng mực.
Khoản 4, Điều 40 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đưa ra 2 phương án liên quan đến chuyển giới: Thứ nhất, Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới; thứ 2 là trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ pháp chế- Bộ Y tế phân tích, nếu pháp luật không cho phép thì hệ lụy của vấn đề này rất lớn.
Cụ thể, đối với người mong muốn được chuyển giới, họ không được sống với giới tính thật của mình và không được sống với giới tính mà mình mong muốn. Như vậy, vô tình, chúng ta đã gây tổn thương về mặt tâm lý, tạo điều kiện cho việc sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Người này như người chưa được thừa nhận về mặt xã hội.
Bên cạnh đó, khi không cho phép, những người mong muốn chuyển giới sẽ ra nước ngoài chuyển giới, gây tốn kém và rủi ro rất cao do họ không có thông tin nên thực hiện chuyển giới ở các cơ sở phẫu thuật chui. Tuy nhiên, khi người này về nước, giấy tờ nhân thân của người khi chuyển giới về Việt Nam không được thừa nhận.
Nhiều đại biểu tại Hội thảo cũng đồng tình với phương án 2 của dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Trần Ngọc Bích, khi được pháp luật thừa nhận, thì những ai được thực hiện, thực hiện như thế nào và giải quyết trường hợp những người đã đi nước ngoài để chuyển giới thì cần phải có Nghị định riêng về nội dung này.
Tiếp tục đề xuất đưa quyền được chết “êm ái” vào Luật
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, Việt Nam đã có quy định về quyền sống vì thế cũng nên quy định về quyền chết.
Ông Quang phân tích, lâu nay mọi người quan niệm chết phải theo quy luật tự nhiên, nghĩa là không còn khả năng để sống được nữa (các chỉ số sinh tồn không còn), nhưng cũng có trường hợp chết vật vã (ung thư giai đoạn cuối, họ bị khủng hoảng về sức khỏe và tinh thần) người ta rất mong muốn được chết. Vì vậy, cái chết ở đây phải được can thiệp của cơ quan chuyên môn.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, ở một số quốc gia trên thế giới có quy định về quyền được chết như vậy thì chúng ta cũng nên xem xét đưa quyền đó vào luật. Nếu làm được, những người có nhu cầu khi chết được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng, không phải ra đi trong đớn đau, khủng khoảng sang chấn về tinh thần.
Theo ông Quang, quan điểm của ngành Y là cứu người bệnh đến hơi thở cuối cùng, còn nước còn tát nhưng những người đó cũng chỉ sống thêm được vài ba ngày nhưng họ sống trong đau đớn, khủng hoảng…
“Nếu pháp luật cho phép được thực hiện trong những trường hợp như vậy thì thực tế tôi cho đây cũng là y đức. Giúp người bệnh trở về thế giới bên kia trong thanh thản, nhẹ nhàng, mà không có sự mâu thuẫn trong lời thề Hypocrat”, ông Quang nói.
Được biết, hiện một số quốc gia quy định những bệnh gì, chỉ số sinh tồn. Trên cơ sở đó có hội đồng y khoa với các nhà chuyên môn y tế sẽ xem xét có nên cho chết nhân đạo hay không.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics