Nên chăng miễn trừ bản quyền vaccine phòng Covid-19?
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 | |
Tai biến sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Đừng quá hoang mang |
Theo ông Rajah, Mỹ đã ủng hộ yêu cầu của các nước đang phát triển về tạm miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng Covid-19, do đó một số nước giàu khác cũng nên làm như vậy để có thể nhanh chóng đạt được một nghị quyết về việc miễn trừ này. Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cho phép các nước đang phát triển sản xuất hoặc nhập khẩu các liều vaccine gốc mà không cần sự cho phép của các công ty sở hữu bằng sáng chế.
Mục tiêu của quyền sở hữu trí tuệ luôn là cân bằng giữa lợi ích của việc cung cấp động lực đổi mới và cái giá của việc hạn chế khả năng tiếp cận các ý tưởng và công nghệ mới. Các quy định của WTO thừa nhận sự cần thiết phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vì lý do nhân đạo, sau thất bại cách đây 20 năm trong việc tiếp cận các phương pháp điều trị HIV/AIDS. Tuy nhiên, những người ủng hộ miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ cho rằng quy định hiện nay của WTO về các trường hợp linh hoạt còn rắc rối và không hiệu quả, do đó cần phải có quy định về một sự miễn trừ chung.
Đúng là các công ty tư nhân đã phát minh ra các loại vaccine ngừa Covid-19, nhưng họ được hỗ trợ hàng tỷ USD từ nguồn kinh phí công và được chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ khác. Ngoài việc thưởng cho các công ty tư nhân dám chấp nhận rủi ro, các bằng sáng chế còn tư nhân hóa lợi nhuận thu được từ việc công chúng cũng chấp nhận rủi ro đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tạm từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine sẽ khó có thể làm mất đi động lực của việc đổi mới. Việc từ bỏ chỉ cần thiết trong bối cảnh đang xảy ra một đại dịch toàn cầu chưa từng có trong một thế kỷ. Hầu như không có lý do gì để nghĩ đến một sự suy giảm mạnh các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Về cơ bản, các công ty sản xuất vaccine vẫn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận, miễn là các nước giàu đồng ý không sử dụng bất kỳ loại vaccine gốc mới nào - như trong trường hợp linh hoạt hiện nay của WTO. Các công ty dược phẩm cũng đã có kế hoạch tăng giá vaccine khi giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh kết thúc. Một khi các nước đang phát triển có thể tiếp cận các loại vaccine gốc rẻ hơn, các công ty phát minh có thể tăng giá bán ở các nước giàu. Do đó, dù có thể còn có nhiều ý kiến, động lực đổi mới sẽ ít bị ảnh hưởng.
Việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong việc thúc đẩy sản xuất vaccine toàn cầu lại là một vấn đề khác. Có một số lý do để hoài nghi về vấn đề này như: các nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho việc sản xuất vaccine đang thiếu hụt hay việc sản xuất vaccine phức tạp hơn về mặt kỹ thuật so với việc sản xuất nhiều loại thuốc khác, hoặc không có nhiều năng lực sản xuất vaccine bổ sung. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ít nhất cũng sẽ giúp tăng năng lực sản xuất vaccine ở một mức độ nhất định, đặc biệt là theo thời gian và bằng cách thúc đẩy các công ty phát minh ký nhiều thỏa thuận cấp phép hơn.
Việc miễn trừ bản quyền đối với vaccine là việc cần làm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các nước đang phát triển cần được hỗ trợ tài chính để mua đủ vaccine. Một nghiên cứu mới đây của WB cho thấy nhiệm vụ này có thể không quá khó khăn khi hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn đã mua trước hầu hết số lượng vaccine cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng. Các quốc gia thu nhập thấp chỉ cần khoảng 4 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Chương trình COVAX.
Tin liên quan
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
VNVC hợp tác Takeda nhằm sớm đưa vắc xin sốt xuất huyết về Việt Nam
14:04 | 26/11/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phối hợp thường xuyên, linh hoạt để ngăn chặn vi phạm bản quyền
15:33 | 19/07/2023 An ninh XNK
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics