Mỹ "tung đòn" với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng chip
Dai dẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung |
Động thái trên được cho là nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
Các quy định mới của Mỹ, với một số biện pháp có hiệu lực ngay lập tức, là bước tiếp theo đối với các hạn chế được đưa ra trong năm nay, với các nhà sản xuất máy công cụ hàng đầu là KLA Corp, Lam Research Corp và Applied Materials Inc, yêu cầu họ ngừng chuyển thiết bị đến các nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu của Trung Quốc chuyên sản xuất chip tiên tiến. Theo giới phân tích, các biện pháp trên có thể dẫn đến sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với việc cung cấp công nghệ cho Trung Quốc kể từ những năm 1990. Nếu được thực hiện hiệu quả, các biện pháp này có thể gây khó khăn cho ngành sản xuất chip của Trung Quốc bằng cách buộc các công ty Mỹ và nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ phải cắt đứt việc hỗ trợ cho một số nhà máy và nhà thiết kế chip hàng đầu của Trung Quốc.
Ông Eric Sayers, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng động thái này phản ánh một nỗ lực mới của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kiềm chế những bước tiến của Trung Quốc thay vì chỉ tìm cách lập lại sân chơi công bằng. Các quy định mới cũng sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc xuất khẩu thiết bị của Mỹ cho các nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc và chính thức luật hóa nội dung các bức thư gửi đến Nvidia Corp và Advanced Micro Devices Inc (AMD) về việc hạn chế giao hàng cho Trung Quốc các loại chip được sử dụng trong các hệ thống siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo mà các quốc gia trên thế giới dựa vào để phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ quân sự khác.
Cùng chung quan điểm, ông Jim Lewis, chuyên gia về công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Thủ đô Washington của Mỹ, cho rằng các biện pháp trên "có thể khiến Trung Quốc thụt lùi nhiều năm”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Thương mại Mỹ Alan Estevez, khẳng định động thái này là nhằm ngăn Trung Quốc mua lại “các công nghệ nhạy cảm có ứng dụng quân sự”. Ông nói: “Môi trường đe dọa luôn thay đổi và chúng tôi đang cập nhật các chính sách của mình ngay hôm nay để đảm bảo rằng chúng tôi đang giải quyết các thách thức”.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận rằng họ chưa nhận được lời hứa đảm bảo từ các quốc gia đồng minh là sẽ thực hiện các biện pháp tương tự, và các cuộc thảo luận với các quốc gia đó vẫn đang diễn ra. Họ cũng bày tỏ hy vọng các chính phủ khác sẽ tham gia cùng họ trong việc đưa ra các hạn chế tương tự, đồng thời thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát sẽ mất hiệu lực và có thể làm tổn hại đến vị thế của các công ty Mỹ trên thị trường nếu không có sự hợp tác quốc tế.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh gọi động thái này là sự lạm dụng các biện pháp thương mại nhằm củng cố “bá quyền công nghệ” của Mỹ, đồng thời cho rằng Washington nên ngừng đối xử bất công với các công ty Trung Quốc
Sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn vẫn luôn là vấn đề cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc khi cả 2 đều muốn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Trước đây, Mỹ cũng đã cấm bán công nghệ cho các công ty cụ thể của Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei, vì lý do an ninh quốc gia. Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát, theo đó Washington sẽ đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất bán dẫn và công nghệ cao nội địa và đã chi hàng chục tỷ USD cho các dự án nghiên cứu và phát triển ngành này.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics