Mỹ, Nhật Bản “đặt cược” vào chuyến thăm của Tổng thống Obama
Về phía ông Abe, chuyến công du này của ông Obama là một phép thử đối với liên minh quân sự Nhật-Mỹ - nền tảng của chiến lược ngoại giao tổng thể của Tokyo đồng thời cũng là niềm hy vọng lớn nhất để kiềm chế Trung Quốc. Còn về phía ông Obama - người đang phải đối mặt với những chỉ trích không giải quyết được thách thức trong vấn đề Syria và Crimea, đây là cơ hội để ông thể hiện cam kết can dự với châu Á.
Trên thực tế, ông Abe đang rất cần ông Obama đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Nhật Bản nếu nước này có đụng độ quân sự với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát. Hai nhà lãnh đạo sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ an ninh Nhật-Mỹ trong cuộc gặp cấp cao lần này. Nhưng vẫn còn phải xem liệu ông Obama sẽ giải quyết tranh chấp liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư như thế nào.
Nhiều người Nhật Bản lo ngại Mỹ có thể sẽ ngả về phía Trung Quốc vì theo nhận định của giới chuyên gia, Washington không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến không mong muốn liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách lục địa Mỹ đến cả nghìn cây số. Không giống như Liên Xô trước đây thời Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc là đối tác kinh tế chiến lược quan trọng của Mỹ và thậm chí được coi là đối tác chính trị tiềm năng trong các vấn đề toàn cầu.
Theo ông Gerald Curtis - Giáo sư Đại học Columbia, chiến lược cơ bản của Mỹ ở châu Á vẫn là duy trì quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Nhật Bản và xây dựng quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc. Giáo sư Curtis cho rằng cái mới ở đây là nguy cơ hai trụ cột trong chiến lược của Mỹ dễ va chạm và có thể trở thành hai thái cực xung đột với nhau. Nếu Trung Quốc có những hành động khiêu khích đối với Nhật Bản, Mỹ buộc phải hỗ trợ Tokyo, không chỉ đơn giản là vì hai bên có hiệp ước an ninh. Nếu Mỹ không thực hiện việc đó, điều này đồng nghĩa với sự kết thúc của liên minh Mỹ-Nhật.
Trong khi đó, ông Toshihiro Nakayama, Giáo sư chính trị học và chính sách đối ngoại của Mỹ tại Đại học Keio, đã chỉ ra tầm quan trọng của Nhật Bản như một đối trọng ngày càng tăng trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc đang gia tăng. Ông khẳng định rằng ý nghĩa của liên minh Nhật-Mỹ đã gia tăng trong bối cảnh Mỹ đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tồn tại mối ngờ vực rằng liệu Mỹ có sẵn sàng thể hiện cam kết của nước này đối với liên minh hay không. Trong khi đó, phía Mỹ dường như cũng tỏ ra ngờ vực ông Abe. Nhiều nhà quan sát ở Mỹ vẫn thường đặt câu hỏi: Thủ tướng Nhật Bản là một chính trị gia thực dụng hay là một người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm, có thể khuấy động sự giận dữ ở châu Á với việc xét lại lịch sử quân phiệt của Nhật Bản? Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 12-2012, ông Abe đã nhấn mạnh ưu tiên của mình là vấn đề kinh tế và đặt việc giải quyết các bất đồng với Trung Quốc và Hàn Quốc xuống hàng thứ yếu. Thủ tướng Abe đã làm dấy lên quan ngại ở Mỹ sau khi phớt lờ cảnh báo của Washington về việc viếng thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni.
Giới quan sát cho rằng cuộc gặp Abe-Obama là một cơ hội để hàn gắn những sứt mẻ sau chuyến viếng đền Yasukuni của ông Abe, đặc biệt là vì hai bên dự kiến sẽ sửa đổi định hướng quốc phòng song phương từ nay đến cuối năm. Bản định hướng quốc phòng này sẽ bao gồm nhiều chi tiết hơn liên quan đến Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, theo đó Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản trước các cuộc tấn công của một nước thứ ba. Theo James Schoff, chuyên gia cấp cao của Chương trình châu Á thuộc Carnegie Endowment, điều quan trọng đối với cả Abe và Obama là phải có cuộc trò chuyện thẳng thắn về những nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực, giúp hai bên hiểu rõ mong muốn và hy vọng của nhau.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK