Mỹ-Iran: Đạn đã lên nòng
Giới phân tích nhìn nhận cuộc đọ sức này giống như một khẩu súng trong tình trạng đạn đã lên nòng và nguy hiểm đến mức có thể xảy ra “cướp cò” bất cứ lúc nào.
Sở dĩ Mỹ và Iran kình địch nhau như "nước với lửa" là vì hai nước có lập trường hoàn toàn trái ngược trong vấn đề hạt nhân của Iran. Nhưng xét về sâu xa, mâu thuẫn giữa hai nước không chỉ dừng lại ở vấn đề an ninh phi truyền thống (giữa phổ biến và không phổ biến vũ khí hạt nhân), mà còn liên quan đến yếu tố địa chính trị và sự chuyển dịch quyền lực ở Trung Đông.
Mỹ và Israel cho rằng sự trỗi dậy của Iran ở vùng Vịnh đe dọa trực tiếp lợi ích của hai nước này ở khu vực, trong khi Iran vì nhiều lý do không thể không tìm cách mở rộng thêm "vòng cung Shi'ite" vốn đã bị phương Tây kiềm chế từ nhiều năm nay. Chính vì vậy, Mỹ và Israel đã tiến hành bao vây, kìm hãm toàn diện đối với Iran.
Nhưng sự trỗi dậy của Iran trong khu vực là xu thế khó có thể đảo ngược và thu hút sự quan tâm rất lớn ở Trung Đông trong những năm gần đây. Đây cũng là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau. Xét về nội bộ, những năm gần đây, khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của Iran không ngừng được tăng cường giúp nước này gặt hái nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực tên lửa đạn đạo, tàu chiến, hàng không vũ trụ, công nghệ hạt nhân...
Xét về lịch sử, sự chuyển dịch quyền lực giữa các nước lớn bao giờ cũng có nhiều vấn đề gai góc và không thể có chuyện "nhường nhịn lẫn nhau". Điều này càng đúng ở khu vực Trung Đông, nơi "nắm giữ" nhiều lợi ích chiến lược sống còn của nước Mỹ.
Trong khi đó, Iran lại có quá nhiều điểm khiến Mỹ phải lo ngại như Iran là quốc gia Hồi giáo theo dòng Shi'ite, có quan điểm chống Mỹ và là một quốc gia vùng Vịnh. Việc Iran sở hữu thêm vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ làm đảo lộn hoàn toàn trật tự hiện hành ở khu vực và dẫn đến sự chuyển dịch quyền lực tại Trung Đông - điều mà Mỹ không thể cho phép xảy ra.
Vì vậy, có thể hiểu được tại sao trong những năm gần đây Mỹ lại tiến hành vây hãm mọi phía và bằng mọi biện pháp đối với Iran. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, những ngón đòn của Mỹ xem ra vẫn không thể làm cho Iran khuất phục, ngoại trừ khả năng tấn công quân sự. Vì vậy, giới phân tích lo ngại quan hệ giữa Mỹ và Iran trong thời gian tới có thể sẽ bước vào “thời kỳ nguy hiểm” và có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào.
Cuộc giành giật ảnh hưởng chính trị quốc tế thường được ví như chiếc lò xo, vì trong cuộc chiến này cả hai bên đều cần phải giữ lại khoảng không gian đủ tính đàn hồi. Nhưng trong bối cảnh thực tế hiện nay, xem ra chiếc lò xo đã được kéo căng hết cỡ khi Mỹ không ngần ngại điều tàu sân bay tới vùng vịnh Persian kèm theo tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ “các lợi ích chiến lược” của Mỹ ở Trung Đông.
Trong khi đó, Iran cũng không chịu "kém miếng" khi cho bắn thử liên tiếp các loại tên lửa tầm trung và tầm xa trong cuộc tập trận quân sự kéo dài 10 ngày, đồng thời tiến hành làm giàu urani cấp độ 20% trong lòng núi và cử tàu chiến tiến sát hơn tới bờ biển phía Đông nước Mỹ để tăng thêm sức mạnh răn đe.
Thế trận đã được định hình. Đạn cũng đã lên nòng. Xét về lý thuyết, nguy cơ chiến tranh hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khép lại một cuộc chiến bao giờ cũng khó hơn phát động cuộc chiến đó. Vì vậy, cả Mỹ và Iran đều phải cân nhắc rất kỹ trước mỗi động thái có thể kéo dãn thêm chiếc lò xo vốn đã quá căng như hiện nay, thông qua việc thể hiện thiện chí và dũng khí chính trị của mình.
Vũ Hà
Tin liên quan
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mở rộng không gian phát triển
Giải pháp vượt thách thức thu ngân sách năm 2025 của Hải quan Đồng Nai
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics