Mỹ cắt tài trợ ảnh hưởng ra sao đối với hoạt động của WHO?
![]() |
Được thành lập vào năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – một cơ quan của Liên Hợp Quốc có sứ mệnh cải thiện tiêu chuẩn sức khỏe trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters. |
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/4 đã quyết định ngừng cấp ngân sách và "thực hiện đánh giá làm rõ vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó với đại dịch Covid-19 và che đậy sự lây lan của virus corona mới (SARS-CoV-2)".
Ông Trump cho rằng WHO không minh bạch về Covid-19 và Washington sẽ thảo luận xem "nên dùng số tiền đáng lẽ về tay WHO như thế nào".
Động thái của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối từ Liên Hợp Quốc, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi và tỷ phú Bill Gates, nhà ủng hộ lớn cho WHO thông qua quỹ từ thiện của mình.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thì nói rằng ông lấy làm tiếc khi Tổng thống Trump cắt ngân sách: "Mỹ đã là người bạn lâu năm và hào phóng của WHO, chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ".
“WHO vẫn đang đánh giá tác động của động thái này và sẽ cố gắng lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào với các đối tác. Nhưng giờ là lúc thế giới đoàn kết trong trận chiến chung chống lại kẻ thù nguy hiểm", Tổng giám đốc cho biết thêm, WHO sẽ tự đánh giá cách xử lý đại dịch "vào thời điểm thích hợp", để “xác định những điểm cần cải thiện sẽ có những bài học cho tất cả chúng ta".
Dưới đây là những điều chúng ta có thể biết hoặc chưa biết về tác động của việc Mỹ cắt tài trợ đối với các chương trình của WHO trên khắp thế giới:
* Được thành lập vào năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – một cơ quan của Liên Hợp Quốc có sứ mệnh cải thiện tiêu chuẩn sức khỏe trên toàn thế giới. Vai trò của WHO đã được ghi nhận với một chiến dịch kéo dài suốt 10 năm để loại bỏ bệnh đậu mùa trong những năm 1970 và phối hợp trong cuộc chiến chống lại các dịch bệnh bao gồm cả Ebola.
* WHO hiện đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 thông qua việc cung cấp khuyến nghị cho các quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. WHO cũng đang phối hợp nghiên cứu toàn cầu về các loại thuốc điều trị, vaccine tiềm năng ngừa Covid-19.
* WHO hiện có hơn 7.000 nhân viên làm việc tại 150 văn phòng ở quốc gia trên khắp thế giới, 6 văn phòng khu vực và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ.
* Các quốc gia thành viên của WHO bỏ phiếu cho ngân sách WHO mỗi hai năm một lần.
* Mỹ là nhà tài trợ tổng thể lớn nhất cho WHO và đã đóng góp hơn 800 triệu USD vào cuối năm 2019 cho giai đoạn tài trợ hai năm 2018-2019. Quỹ Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai, tiếp đến là Anh.
* Tài trợ có hai dạng:
- Đóng góp cố định là khoản đóng góp từ cộng đồng các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên đóng góp phần cố định theo các mức khác nhau tùy quy mô và mức sống mỗi nước, hướng tới việc duy trì các chức năng cốt lõi của WHO.
- Đóng góp tự nguyện: Các khoản đóng góp tự nguyện chiếm khoảng 80% ngân quỹ đến từ của các quốc gia thành viên, các quỹ tư nhân và các tổ chức quốc tế. Các khoản này thường nhằm mục tiêu vào các chương trình cụ thể như thanh toán bệnh bại liệt, cuộc chiến chống lại AIDS, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác.
* Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ mới đây tuyên bố cắt tài trợ cho WHO thì đến nay vẫn chưa rõ liệu Mỹ có ý định dừng các khoản đóng góp cố định hay đóng góp tự nguyện hoặc cả hai.
* Ngân sách hoạt động của WHO trong giai đoạn hai năm 2020-2021, được các Bộ trưởng Y tế phê duyệt vào tháng 5 năm ngoái, lên tới gần 4,85 tỷ USD và tăng 9% so với giai đoạn hai năm trước đó.
* Không rõ liệu Mỹ đã thực hiện toàn bộ hay một phần khoản thanh toán cho ngân sách hoạt động giai đoạn 2020-2021 hay chưa nhưng các khoản đóng góp thường được các nước thực hiện vào cuối năm.
* Gần 1 tỷ USD trong ngân sách giai đoạn 2020-2021 được dành cho các hoạt động của WHO trên khắp châu Phi – lục địa nghèo nhất thế giới có tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi cao nhất do các bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vaccine.
* Thanh toán bệnh bại liệt vẫn là một trong những chương trình lớn của WHO và Mỹ là nguồn đóng góp chính cho nỗ lực này.
* Chương trình khẩn cấp của WHO cũng đang tìm cách dập tắt các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác bao gồm Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
* Tổng thống Trump đã có lập trường ngày càng gay gắt với WHO, cáo buộc tổ chức này nghiêng về phía Trung Quốc và đưa ra những lời khuyên sai lệch về dịch Covid-19. "WHO đã thực sự làm hỏng chuyện. Vì vài lý do nào đó, tổ chức này được tài trợ phần lớn từ Mỹ nhưng lại rất ngả về Trung Quốc.
Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên của họ về việc giữ biên giới mở với Trung Quốc trước đó. Tại sao họ lại đưa ra khuyến cáo sai lầm như vậy?", ông Trump viết trên Twitter hồi tuần trước.
* Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, cho rằng họ đã minh bạch trong chia sẻ thông tin với WHO và các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ. WHO khẳng định Trung Quốc đã chia sẻ thông tin nhanh chóng và hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu hợp tác ở cả những lĩnh vực khác. “Hãy tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch ngay bây giờ và để lại những lời buộc tội giải quyết sau”, đặc phái viên của WHO chống Covid-19 phát biểu tại một hội nghị trực tuyến hôm qua (15/4) nhưng không nêu đích danh ông Trump.
* WHO từng phải đối mặt với nhiều chỉ trích trước đây. Tổ chức này bị cho là đã đưa ra phản ứng thái quá đối với đại dịch cúm H1N1 xảy ra trong khoảng thời gian năm 2009-2010. Sau đó, WHO cũng hứng chịu chỉ trích gay gắt vì phản ứng không đủ nhanh nhạy với dịch Ebola khi dịch bệnh này lan rộng ở Tây Phi năm 2014 cướp đi sinh mạnh của hơn 11.000 người.
Tin liên quan

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế
16:14 | 25/04/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng chậm lại
10:48 | 23/04/2025 Xu hướng

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Chi cục Thuế Khu vực I: đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử tới hộ kinh doanh

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hiện đại hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
