Mưu toan trỗi dậy của ISIS-K
Các tay súng ISIS-K |
Trong khi IS nhận gây ra vụ tấn công và bạo lực khiến ít nhất 139 người thiệt mạng, các quan chức và chuyên gia tình báo Mỹ lại cho rằng ISIS-K gây ra vụ việc này. Chính quyền Nga đã bắt giữ 4 tay súng đến từ Tajikistan, một quốc gia Trung Á có đa số dân theo đạo Hồi mà ISIS-K tận dụng để chiêu mộ tân binh.
ISIS-K (ra đời khoảng năm 2015) đã tiến hành các cuộc tấn công chết người ở Iran, Pakistan và Afghanistan, trong đó có vụ đánh bom liều chết ở sân bay Kabul năm 2021 khiến 180 người thiệt mạng. ISIS-K đặt mục tiêu thành lập một vương quốc Hồi giáo ở khu vực lịch sử Khorasan trải dài khắp Nam và Trung Á.
Nhóm này đã chuyển hướng sự chú ý sang Nga trong những năm gần đây, mở rộng hỗ trợ cho các nhóm thiểu số Hồi giáo ở nước này. Các nhà phân tích cho rằng số lượng lớn người thiệt mạng trong vụ tấn công ở Moskva và vụ đánh bom kép ở Iran hồi đầu năm nay cho thấy nhóm này đang tăng cường hiệu quả khủng bố gây chết người khi IS mở rộng phạm vi tới các khu vực chưa có chi nhánh. Trong cả hai trường hợp kể trên, IS đều không tuyên bố chi nhánh của tổ chức này tại Afghanistan đã thực hiện vụ tấn công.
Năm ngoái, Tướng Michael Kurilla, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, cảnh báo rằng nước Mỹ có thể là mục tiêu của ISIS-K, trong khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trước đó ước tính nhóm này có 1.000-3.000 chiến binh với “tham vọng tiến hành các hoạt động ở bên ngoài”.
Kabir Taneja, thành viên của Chương trình Nghiên cứu Chiến lược thuộc Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát ở New Delhi, cho rằng ISIS-K là "một nhánh quan trọng và mạnh mẽ của IS, thậm chí có thể còn mạnh hơn cả bộ chỉ huy trung ương của IS ở Syria và Iraq".
Lợi dụng việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, ISIS-K đã tự định vị chúng là phong trào thánh chiến duy nhất ở nước này và nước láng giềng Pakistan. Tổ chức này tích cực chiêu mộ thành viên mới, thu hút không chỉ các chiến binh Taliban bất mãn mà cả các nhóm Hồi giáo và các nhóm sắc tộc ly khai khác, bao gồm cả các nhóm ở Trung Á. Các chiến binh trong khu vực đã đổ xô đến để gia nhập IS khi nhóm này kiểm soát các vùng đất rộng lớn ở Syria và Iraq.
Vào năm 2022, ISIS-K đã phát động các cuộc tấn công vào các cơ quan đại diện ngoại giao ở Kabul, nhắm vào Đại sứ quán Nga, âm mưu ám sát nhà ngoại giao hàng đầu của Pakistan và nhắm vào một khách sạn nổi tiếng mà doanh nhân Trung Quốc đang kinh doanh ở Afghanistan thường lui tới. Các cuộc tấn công này nhằm mục đích làm suy yếu niềm tin vào khả năng duy trì an ninh và giành được sự công nhận của quốc tế của Taliban.
Sau đó vào tháng 1/2024, ISIS-K đã tiến hành vụ đánh bom kép ở thành phố Kerman của Iran khiến gần 100 người thiệt mạng. Đáp lại, Iran đã tiến hành các cuộc không kích vào nơi ẩn náu ở Pakistan của Jaish al-Adl, một nhóm vũ trang được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công của ISIS-K. Islamabad trả đũa bằng các cuộc tấn công vào Iran.
Theo chuyên gia Taneja của Tổ chức Nghiên cứu Nhà quan sát, việc ISIS-K gieo rắc xung đột trong khu vực cho thấy rõ khả năng của nhóm này trong việc tận dụng "các câu chuyện, các hoạt động chính trị và xung đột cục bộ” để củng cố ảnh hưởng của chính mình. Một báo cáo của HĐBA LHQ hồi đầu năm nay cũng nhấn mạnh ISIS-K đang chuyển hướng sang một "chiến lược chiêu mộ có tính bao trùm hơn”, nhắm vào các chiến binh Taliban và phiến quân nước ngoài bị vỡ mộng.
Tin liên quan
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường Halal
13:47 | 07/06/2024 Kinh tế
Cơ hội lớn để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sản phẩm Halal
14:46 | 31/05/2024 Kinh tế
Nhiều dư địa xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường thị trường Halal
18:23 | 31/10/2023 Kinh tế
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics