Facebook Twitter youtube Tiktok

Mức tăng thuế đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe phải đủ lớn để thay đổi hành vi tiêu dùng

Khoảng 40.000 ca tử vong/năm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá; hơn 230 loại bệnh tật và thương tích do rượu bia gây ra; ít nhất 9 nhóm bệnh liên quan đến đồ uống có đường…, gây tốn kém chi phí y tế ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP. Để giảm gánh nặng bệnh tật do các sản phẩm này gây ra, các chuyên gia y tế khẳng định, thuế là biện pháp quan trọng nhất, tuy nhiên mức tăng thuế phải đủ lớn để tác động thay đổi mức tiêu dùng.
muc tang thue doi voi cac san pham co hai cho suc khoe phai du lon de thay doi hanh vi tieu dung

Khuyến cáo này đã được các chuyên gia y tế, sức khỏe đồng loạt lên tiếng tại Hội thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường vì lợi ích sức khỏe cộng đồng do Bộ Y tế tổ chức ngày 20/9.

Chính sách thuế là giải pháp quan trọng nhất…

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Đinh Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, thuế TTĐB là loại thuế được Nhà nước đưa ra nhằm đánh vào các mặt hàng xa xỉ, có hại cho sức khỏe để giảm tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thu thuế đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe thấp nhất. Trên quan điểm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc nhân dân, đồng thời bám sát các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản đề nghị nghiên cứu tăng thuế các mặt hàng thuốc lá, rượu bia để giảm tác hại tới sức khỏe người dân. Do đó, Bộ Y tế đồng tình với đề xuất cần thiết phải tăng thuế theo dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi do Bộ Tài chính đưa ra.

Thực tế thời gian qua, trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ước tính trung bình cứ 10 người thì có 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ chính đối với mô hình bệnh tật tại Việt Nam là thuốc lá, rượu bia. Trong đó, riêng thuốc lá gây ra 25 nhóm bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản…) và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người chết sớm.

Rượu bia cũng là nguyên nhân của hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích (tổn thương gan, xơ gan, ung thư, các thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông…); khoảng 46.000 ca tử vong/năm. Không chỉ vậy, rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng như bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, phân hóa xã hội. Theo ước tính, thiệt hại về kinh tế do sử dụng rượu bia chiếm 1,3-3,3% GDP.

Đồ uống có đường cũng là nguyên nhân của ít nhất 9 nhóm bệnh (nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường tuýt 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tiết liệu, tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ…). Tiêu thụ đồ uống có đường gây ra những tác động nặng nề lên nền kinh tế, không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Điều đáng nói, việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Đại diện Vụ Pháp chế khẳng định, để giảm tác hại của thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đến sức khỏe cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó thuế là giải pháp quan trọng để điều chỉnh hành vi tiêu dùng. “Thuế là giải pháp hữu hiệu nhất để đạt mục tiêu kép về giảm tiêu dùng, giảm bệnh tật và tử vong, đồng thời giúp tăng ngân sách nhà nước. Theo ước tính, nếu tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá và rượu bia từ 5% - 8% và đồ uống có đường từ 8%-13%”, bà Đinh Thị Thủy nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ, hiện nay có 3 sản phẩm chính gây hại cho sức khỏe là thuốc lá, rượu bia, và đồ uống có đường. Mặc dù Việt Nam đã giảm được tỷ lệ hút thuốc thời gian qua, nhưng hiện nay lại đang có dấu hiệu gia tăng nếu không có can thiệp kịp thời. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế thuốc lá là biện pháp chính giảm cầu, nhưng lại rất thấp ở Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, mặc dù Việt Nam đều tăng thuế (năm 2016 và 2019), nhưng giá thuốc lá/thuế tăng hầu như không đáng kể. Trong khi đó, thị trường sản phẩm thuốc lá quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền, khiến người mua có thể dễ dàng lựa chọn thay thế.

Thuế rượu bia cũng là một trong 5 giải pháp trong gói SAFER của WHO để giảm sử dụng rượu bia. Do vậy, đại diện WHO khuyến cáo, cần tăng thuế rượu bia thường xuyên sao cho mức tăng cao hơn mức tăng của lạm phát và mức tăng thu nhập. Không chỉ vậy, việc tăng thuế rượu bia là biện pháp có lợi đôi đường, vừa giúp giảm tiêu thụ, tốt cho sức khỏe, vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước. Riêng đồ uống có đường do những tác hại gây ra, đến nay đã có khoảng 110 quốc gia đã áp dụng thuế nước ngọt.

… nhưng mức tăng thuế phải đủ lớn

Tại hội thảo, các chuyên gia về y tế, các nhà quản lý đều đồng loạt cho rằng, thuế và giá là giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu dùng thuốc lá so với các giải pháp khác. Đây cũng là giải pháp dự phòng hữu hiệu đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng. Tất nhiên, việc tăng thuế phải trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng cần đặc biệt ưu tiên mục tiêu bảo vệ sức khỏe, phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam đang thuộc nhóm các nước có mức thuế và giá thuốc lá thấp nhất thế giới… Do đó, tổng mức thuế phải mức đủ lớn để tác động thay đổi mức tiêu dùng.

Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia và đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tại dự thảo Luật Thuế TTĐB. Theo đó, đối với thuốc lá Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án bổ sung thuế tuyệt đối, trong đó nghiêng về phương án 2. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối năm đầu thực hiện (2026) là 5.000 đồng/bao, sau đó mỗi năm tăng thêm 1.000 đồng để đến năm 2030 đạt 10.000 đồng/bao. Thực hiện theo đề xuất này, thì tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (năm 2022) lên 59,38%, tương ứng với tỷ lệ hút thuốc ở nam giới sẽ giảm từ 42,7% xuống còn 38,5% và số thu thuế tăng ừ 17,6 nghìn tỷ đồng lên 39,2 nghìn tỷ đồng.

Tương tự, trong 2 phương án tăng thuế với bia rượu, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất thực hiện theo phương án 2, tức là rượu từ 20 độ trở lên sẽ có mức tăng thuế từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030; rượu dưới 20 độ tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Bia tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Riêng nước giải khát có lượng đường trên 5g/100ml, do là mặt hàng mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB, nên dự thảo đề xuất áp dụng mức 10%.

Ở góc độ nghiên cứu về thuế với sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cho biết, các phương án tăng thuế của Bộ Tài chính đưa ra khá trung tính, không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tiêu dùng dù chưa ở mức như khuyến cáo. WHO hoàn toàn ủng hộ phương án 2 của Bộ Tài chính do tạo ra hiệu quả tức thì cho sức khỏe cộng đồng, cũng như tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, để giảm tỷ lệ tiêu dùng theo đúng mục tiêu tại Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá, WHO đã đưa ra thêm phương án mức tăng thuế đối với thuốc lá bắt đầu từ 5.000 đồng/bao và đến năm 2030 đạt 15.000 đồng/bao. Theo tính toán, mức tăng này cũng làm ngân sách nhà nước thu thêm được khoảng 37 nghìn tỷ đồng.

Ở khía cạnh khác, vị đại diện của WHO cũng nhấn mạnh, việc tăng thuế thuốc lá không phải là nguyên nhân dẫn đến buôn lậu, điều này đã được chứng minh từ thực tế thời gian qua tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước. Bên cạnh đó, tăng thuế cũng không ảnh hưởng tới việc làm, ngược lại còn làm tăng việc làm ở các ngành khác. Thực tế, tỷ lệ lao động trong ngành thuốc lá chỉ chiếm 0,4% lực lượng lao động. Thậm chí khi không dùng tiền chi cho mua thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, thì người dân vẫn sẽ mua các sản phẩm khác, từ đó đóng góp chung vào nền kinh tế.

Hoàn toàn nhất trí với một số đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) song, Bộ Y tế đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thuế tuyệt đối cùng với thuế theo tỷ lệ để chuyển sang phương pháp tính thuế hỗn hợp. Tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 70-75% giá bán lẻ như khuyến cáo của WHO. Cụ thể, bên cạnh thuế tỷ lệ 75%, mức thuế tuyệt đối cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 2.500 đồng/bao để đến năm 2030 đạt 15.000 đồng/bao (20 điếu). “Phương án này sẽ giúp đạt tỷ trọng thuế 65% giá bán lẻ, gần đạt được mức khuyến cáo của WHO (70-75% giá bán lẻ), và giúp giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống 36% vào năm 2030”, bà Đinh Thị Thủy nhấn mạnh.

Bộ Y tế cũng đồng tình với phương án 2 về mức thuế và lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu và bia như đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi). Cơ quan quản lý về y tế cũng ủng hộ bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế, bởi đây là đồ uống phổ biến và được tiêu thụ đặc biệt là giới trẻ, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường là một trong những biện pháp quan trọng giảm tiêu thụ mặt hàng này. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất có thể cân nhắc chia hàm lượng đường theo 2 mức từ 5g-8g/100ml và trên 8g/100ml để có mức thuế khác nhau như một số nước đang áp dụng. Cụ thể, áp thuế 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).

Bài, ảnh: Thúy Nga

Tin liên quan

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) với nhiều đề xuất đổi mới trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đáng chú ý, đề xuất phân loại lại nhóm hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô để xác định phương thức quản lý phù hợp với các luật thuế, cũng như định hướng phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS Angela Pratt đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thuế vì sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới. Dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Việt Nam kiến tạo những bước thuận lợi đầu tiên, được đánh giá là công cụ chiến lược góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2045.
Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý Thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Luật sư Phan Hoài Nam, Tổng Giám đốc Hãng Tư vấn W&A, cho biết, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.
Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế không chỉ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật, mà còn giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, qua đó tái đầu tư vào các ưu tiên phát triển của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế thuốc lá không phải là lựa chọn - mà là một đòi hỏi cấp thiết.
Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Tài chính về vai trò của chính sách thuế trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế. Dự thảo nghị định đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Đến thời điểm này, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm đang gấp rút tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp cho việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Để hỗ trợ các hộ kinh doanh dễ dàng vận hành và tuân thủ đầy đủ yêu cầu pháp lý của quy định mới, VNPT cung cấp bộ giải pháp quản lý bán hàng “3 trong 1”, hỗ trợ toàn diện từ khâu bán hàng – phát hành hóa đơn – kế toán tài chính.
Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Ông Lê Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA đã có những chia sẻ xung quanh giải pháp giúp hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế một cách dễ dàng, thuận tiện.
Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, việc giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc hàng hoá kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả Việt mới đạt 3,05 tỷ USD, đứng trước áp lực bứt tốc thêm gần 4,9 tỷ USD trong nửa cuối năm để kịp về đích.
Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

Tthị trường bất động sản miền Nam đang thu hút không ít khách hàng, nhà đầu tư quan tâm, trong đó có một lượng đáng kể nhà đầu tư đến từ miền Bắc.
Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Chi cục Hải quan khu vực V chỉ đạo tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định, thủ tục phát sinh thường xuyên tại địa bàn quản lý.
Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Đối tượng buôn lậu tìm cách tạo vỏ bọc cho hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu bằng cách khai báo là các mặt hàng thông thường.
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Người bán hàng online không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế, cần theo dõi thông tin từ các nền tảng, cơ quan thuế để kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động