M&A doanh nghiệp xi măng: Giá cao chưa hẳn đã mừng
Dấu ấn người Thái
Mặc dù chưa trở thành làn sóng nhưng trong một vài năm trở lại đây, sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường xi măng Việt Nam cũng như những thương vụ mua lại các nhà máy xi măng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài thành công đã đánh động ngành xi măng trong nước. Đặc biệt, trong các thương vụ mua lại DN xi măng của Việt Nam, có thể thấy người Thái đang quan tâm nhiều đến ngành công nghiệp này.
Cuối năm 2016 vừa qua, tập đoàn xi măng lớn thứ 2 tại Thái Lan, Siam City Cement (SCCC), đã hoàn tất việc mua lại 65% cổ phần của Công ty LafargeHolcim Việt Nam. Thương vụ này có tổng giá trị khoảng 524 triệu USD. Trước đó, Holcim Việt Nam là một liên doanh giữa Tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ (nắm giữ 65%) với Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Sở dĩ có việc bán lại liên doanh này là do cuối năm 2015, Holcim Việt Nam đã sáp nhập với Lafarge Việt Nam (Pháp) và họ có chủ trương thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam để tái cấu trúc cũng như do thị trường Việt Nam dư thừa nguồn cung.
Trước đó, vào năm 2011, một đại gia Thái Lan khác là Tập đoàn SCG đã mua lại Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai. Chưa dừng lại ở đó khi vẫn tiếp tục nhìn thấy tiềm năng của ngành xi măng Việt Nam, mới đây, Công ty TNHH SCG Xi măng - Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của Tập đoàn SCG vừa mua lại 100% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) tại miền Trung Việt Nam. Giá trị của thương vụ này tương đương 156 triệu USD. Một nguồn tin cho biết, không chỉ riêng VCM, trong thương vụ này, Tập đoàn SCG đồng thời cũng mua lại một Nhà máy xi măng tại Quảng Bình và giá trị của thương vụ này còn lớn hơn nhiều so với việc mua lại cổ phần của VMC, tuy nhiên, hiện nay thông tin về thương vụ này chưa được công bố rộng rãi.
Bên cạnh các nhà đầu tư Thái Lan, cuối năm 2014, Tập đoàn Semen của Indonesia cũng đã mua lại thành công Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh) của Tổng công ty XNK Hà Nội Geleximco, đơn vị cung ứng xi măng lớn tại thị trường các tỉnh Đông Bắc đồng thời có thị trường XK lớn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian tới, M&A sẽ tiếp tục là xu hướng của ngành xi măng. TS.Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, khi đã dấn thân vào con đường hội nhập, mở cửa thì các DN phải chấp nhận chuyện mua bán. Trong xu thế đó, việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN xi măng trong nước cũng là điều bình thường. Dù chúng ta có nhiều lo ngại về việc dư thừa nguồn cung nhưng người nước ngoài vẫn mua lại DN xi măng có nghĩa là họ vẫn nhìn thấy cơ hội để kinh doanh.
Giá bán cao, chớ vội mừng
Nhận định, việc các nhà đầu tư ngoại mua lại các DN xi măng Việt Nam sẽ là chất kích thích thúc đẩy DN trong nước thay đổi. Khi có sự cạnh tranh thì điều hiển nhiên là các DN nội phải cố gắng để tăng năng lực cạnh tranh.
Song ông Nguyễn Quang Cung cho rằng, dù SCG hoặc các nhà đầu tư ngoại có mua hay không mua lại nhà máy xi măng của Việt Nam thì chúng ta vẫn phải thay đổi nhiều, tiết kiệm chi phí để cạnh tranh, không thể khác được. Thời gian tới, với sự xuất hiện nhiều hơn của các nhà đầu tư ngoại, ngành xi măng sẽ có sự cạnh tranh lớn, do đó bên cạnh sự nỗ lực của các DN, về phía Nhà nước cần hỗ trợ các nhà máy xi măng, đặc biệt là nhà máy công suất nhỏ vươn lên. Sức ép với DN nội đến từ hai yếu tố, trong đó yếu tố tích cực là chính khi DN ngoại tổ chức sản xuất tốt hơn, lao động, công nghệ của họ tốt hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, do đó sức ép đối với DN mình là phải đổi mới để làm tốt hơn, cạnh tranh với họ và nếu không thay đổi sẽ chết.
Theo ông Cung, có nhiều giải pháp nhưng trong đó giải pháp lớn nhất là DN nội phải nỗ lực đầu tư chiều sâu, cải tiến làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm tối đa người lao động. “Tiền nhân công ngày càng cao và các chi phí cho nhân công cũng ngày càng cao, do đó bắt buộc các DN cũng phải đi đến con đường giảm lao động, tăng công suất. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian, vì không thể làm nhanh được, nhưng không thể không làm”, ông Cung nhấn mạnh.
Dưới góc độ khác, ông Trần Văn Huynh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, sau khi mua lại nhà máy xi măng thì các DN ngoại sẽ lần lượt chiếm dần hết thị trường trong nước, một khi thị trường mất đi thì các DN cũng sẽ khó có đường sống. Dẫn trường hợp bán lại Xi măng Holcim, ông Huynh cho biết nhà máy có thị trường rất tốt khi cung cấp cho thị trường miền Nam và lấy làm tiếc khi Việt Nam đã không mua lại nhà máy này mà để nó lọt vào tay DN nước ngoài. Vì thế, ông Huynh cho rằng, với những nhà máy được đặt tại những thị trường quan trọng thì chúng ta phải cố giữ, đồng thời cho rằng DN FDI có nhiều cái tốt, nhưng cũng có nhiều ý đồ.
“Khi đầu tư vào Việt Nam, bằng công nghệ hiện đại và việc tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, DN ngoại sẽ chiếm bớt thị trường của DN nội, trong khi mình quản lý yếu, công nghệ của các nhà máy lạc hậu, tiêu hao vật chất nhiều, ô nhiễm môi trường lớn nên cạnh tranh sẽ rất khó. Để cạnh tranh được, các DN phải đưa vào những công nghệ hiện đại, vấn đề tiêu hao năng lượng, tiêu hao vật chất cũng cần thay đổi. Nhiều DN nội kinh doanh thiếu tính toán kỹ lưỡng nên hiệu quả kinh doanh thấp, khi DN ngoại vào thì đây là những hạn chế cần giải quyết ngay”, ông Huynh khuyến nghị.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại về việc liệu giá trị mua bán có phải là giá bán thực hay không, khi giá mua lại trong các thương vụ này là rất cao, và khi giá bán cao thì khấu hao sản xuất rất lớn, lợi nhuận vì thế sẽ rất nhỏ và do đó thuế Thu nhập DN đóng cho Nhà nước cũng sẽ rất nhỏ. Như vậy, thu nhập của DN sẽ chuyển ra nước ngoài, trong khi tài nguyên của mình đã được họ khai thác triệt để. Đây là cái mà Nhà nước phải xem xét, chứ chưa vội mừng là mình bán được nhiều tiền. Chưa kể, việc đầu tư vào ngành xi măng Việt Nam của các DN ngoại có thể cũng nằm trong chiến lược đẩy các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi quốc gia mình của các DN này, vì thế, đây cũng là điều Việt Nam cần xem xét trong quy hoạch ngành xi măng.
Tin liên quan
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK