Lưu trữ tốt hồ sơ, doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu tự tin khâu sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan: Giảm số cuộc, tăng số thu Kiểm tra sau thông quan - Giải pháp trọng tâm chống thất thu của Hải quan TPHCM |
Hoạt động nghiệp vụ của Công chức Chi cục Hải quan KCN Hòa Khánh - Liên Chiểu (Cục Hải quan Đà Nẵng). Ảnh: N.Linh |
Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan Đà Nẵng) Cao Văn Nhân cho biết, từ thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, Hải quan Đà Nẵng nhận thấy có một số vấn đề các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu cần lưu ý trong quá trình làm thủ tục hải quan, quản lý hồ sơ phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
Thực tế, các doanh nghiệp thường thay đổi nhân sự quản lý trong các bộ phận liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất, không có sự kế thừa nhân sự. Một số doanh nghiệp thuê các đơn vị dịch vụ để xử lý thủ tục hải quan cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp không sử dụng phần mềm quản lý trong nội bộ doanh nghiệp, thay vào đó thực hiện việc quản lý bằng cách thủ công. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài đứng đầu doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung, và pháp luật hải quan nói riêng. Khi xảy ra sai sót hoặc vi phạm, mặc dù không cố ý, nhưng theo quy định của pháp luật thì vẫn phải tiến hành xử lý theo các quy định hiện hành.
Do đó, theo Hải quan Đà Nẵng, các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý liên quan đến xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu, vật liệu tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư; quá trình quản lý nguyên liệu, tiêu hủy phế liệu; các trường hợp thuê gia công lại và thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
Cụ thể, đối với xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu, vật liệu tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp thu hồi nguyên liệu từ các sản phẩm lỗi, hỏng và đưa vào sản xuất tiếp (một số ngành đặc thù như: gia công cơ khí), tuy nhiên khi tính toán định mức, doanh nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng số liệu trên lượng nguyên liệu được thu hồi từ sản phẩm lỗi, hỏng dẫn đến định mức nguyên liệu vật tư tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm theo số liệu doanh nghiệp báo cáo với cơ quan Hải quan cao hơn so với thực tế sản xuất.
Hay có trường hợp vật tư tiêu hao tham gia trực tiếp vào quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu như: hóa chất, dầu mỡ sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực tế sản phẩm xuất khẩu thuộc đối tượng giám sát của cơ quan Hải quan và phải báo cáo quyết toán nhưng doanh nghiệp không đưa những vật tư này vào báo cáo quyết toán.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý, nhiều nguyên phụ liệu có cùng chất liệu nhưng kích thước khác nhau, ví dụ: vải có thành phần giống nhau nhưng khác khổ vải, doanh nghiệp vẫn đặt chung một mã nguyên phụ liệu hoặc có một số loại hàng hóa cùng một tên gọi nhưng đặt thành 2 mã nguyên phụ liệu. Từ đó, dẫn đến khi xây dựng định mức sẽ không đúng với thực tế sản xuất và khi kiểm tra sẽ bị chênh lệch âm hoặc dương.
Theo Hải quan Đà Nẵng, hiện có doanh nghiệp dệt may vẫn hiểu quy định cũ là tỷ lệ hao hụt trong sản xuất là 3%. Tuy nhiên theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì tỷ lệ hao hụt được xây dựng theo thực tế sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với quá trình quản lý nguyên liệu, tiêu hủy phế liệu, theo Hải quan Đà Nẵng, có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, một số nguyên liệu này không đạt yêu cầu nhưng doanh nghiệp không thực hiện làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng; hay doanh nghiệp tiến hành tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa của quá trình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không thực hiện thông báo với cơ quan Hải quan theo quy định; bán những phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu vật tư dư thừa này vào nội địa nhưng không đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa và kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định. Chính vì thế, trong quá trình kiểm tra, doanh nghiệp không giải trình được số lượng tồn của các nguyên liệu này, dẫn đến phát sinh chênh lệch nguyên liệu vật tư giữa tồn thực tế của doanh nghiệp với tồn theo hồ sơ hải quan tại cùng một thời điểm.
Ngoài ra, khi thực hiện thuê gia công lại, doanh nghiệp cần lưu ý phải thông báo hợp đồng gia công lại, cơ sở gia công lại cho cơ quan Hải quan để thực hiện hoạt động gia công theo quy định, tránh trường hợp vi phạm bị xử lý vi phạm và truy thu thuế theo quy định.
Một vấn đề doanh nghiệp cũng cần lưu ý liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Cụ thể, các doanh nghiệp mua hàng, thực hiện đăng ký tờ khai theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, đưa hàng về kho rồi mới mở tờ khai hải quan. Tuy nhiên tờ khai nhập khẩu chưa thông quan nhưng doanh nghiệp đã đưa vào sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu, dẫn đến khi cơ quan Hải quan kiểm tra sẽ xảy ra tình trạng âm nguyên liệu giữa kỳ do tờ khai xuất khẩu có trước tờ khai nhập khẩu. Theo Hải quan Đà Nẵng, trường hợp này doanh nghiệp có các hồ sơ giải trình được, tuy nhiên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Hải quan.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK