Lương hưu từ 1/1/2018: Cần lộ trình thích hợp
Không phải là quy định mới
Theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trước hết phải khẳng định rằng, quy định cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ ngày 1/1/2018 trở đi không phải là quy định mới. Bởi quy định này đã được áp dụng từ năm 1995 đến hết năm 2002 theo quy định của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Từ năm 2003, khi Chính phủ sửa đổi Điều lệ BHXH theo Nghị định số 1/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003, thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ mới thay đổi theo công thức: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%; mỗi năm đóng BHXH tiếp theo được tính thêm 3%; tối đa là 75%.
Việc điều chỉnh của Luật BHXH năm 2014 là đưa công thức tính mức lương hưu đối với lao động nữ quay trở lại trước đây, chứ không phải là chính sách mới. Còn đối với lao động nam, từ năm 1995 đến nay để đạt được hưởng lương hưu ở mức cao tối đa 75% thì đều phải có 30 năm đóng BHXH (từ năm 2003 đến nay số năm lao động nam đóng BHXH luôn cao hơn lao động nữ 5 năm).
Việc thay đổi cách tính lương hưu từ năm 2018 trở đi không chỉ tác động đến lao động nữ mà có tác động chung đến tất cả người lao động. Tuy nhiên, tác động đến lao động nam là từng bước theo lộ trình, còn với lao động nữ thì không có lộ trình. Đặc biệt, với quy định này, ngay cả với lao động nữ có ngày về hưu trong tháng 12/2017, khi đã đủ 25 năm đóng BHXH đối với lao động và bắt đầu nghỉ hưu từ 1/1/2018 sẽ bị thiệt thòi khi thực hiện cách tính tiền lương hưu từ năm 2018. Rõ ràng, chỉ chênh nhau một ngày đã bị mất 10% lương, điều này không có lợi cho nhiều lao động nữ.
Theo dự báo của BHXH Việt Nam, năm 2017 cả nước có khoảng 57.500 lao động nữ nghỉ hưu; năm 2018, sẽ có khoảng 49.700 lao động nữ nghỉ hưu đúng tuổi 55 (chưa tính số lao động nghỉ hưu trước tuổi) và cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến khoảng 21.000 lao động nữ trong số đó.
“BHXH Việt Nam đã nhận thấy những bất cập trong chính sách và có văn bản kiến nghị Chính phủ và các ngành chức năng từ 4/2017 để có giải pháp với những trường hợp này, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời. Và càng đến cận ngày thực thi cách tính này vào ngày 1/1/2018 thì sẽ càng bị dư luận chỉ trích. Với tư cách là đơn vị tổ chức thực hiện, BHXH Việt Nam sẽ bám vào các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện, còn phát sinh các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm phản ánh”, ông Phạm Lương Sơn cho biết thêm.
“Theo tôi quan điểm cho rằng cách tính lương hưu từ năm 2018 trở đi đối với lao động nữ là bất bình đẳng giới là chưa thấu đáo. Bởi lẽ, khi kết thúc lộ trình thay đổi cách tính lương hưu, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa thì số năm đóng BHXH của lao động nam vẫn luôn cao hơn lao động nữ là 5 năm. Vấn đề là đối với lao động nữ thì áp dụng ngay nên tâm lý hụt hẫng, tác động mạnh hơn”, ông Sơn phân tích thêm.
Có lộ trình để “giảm sốc”
Để “giảm sốc” cho lao động nữ, nhiều chuyên gia cho rằng cần thời gian thực hiện cách tính lương hưu mới cho lao động nữ, đồng thời có lộ trình thực hiện riêng cho lao động nữ.
Đề xuất về phương án tính lương hưu cho lao động nữ, BHXH Việt Nam đề xuất phương án áp dụng lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu đối với lao động nữ trong 5 năm như sau: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%, sau đó thực hiện theo lộ trình sau: Nghỉ hưu năm 2018: 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu năm 2019: 6 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%;
Nghỉ hưu năm 2020: 4 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu năm 2021: 2 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Các năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Theo phương án này, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng BHXH; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; trong năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm.
Như vậy, phương án này hoàn toàn tương đồng với lộ trình thay đổi cách tính lương hưu như đối với lao động nam; nghĩa là khi kết thúc lộ trình vào năm 2022, để đạt được tỷ lệ hưởng 75% thì cả lao động nam và nữ đều phải có số năm đóng BHXH tăng thêm 5 năm (mỗi năm tăng thêm 1 năm đóng); đồng thời, đảm bảo tính hài hòa trong quá trình cải cách chính sách.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ liên quan đến việc xử lý chênh lệch giữa mức lương hưu đối với người nghỉ hưu trước và sau thời điểm 1-1-2018. Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ LĐ-TB&XH cân nhắc thêm phương án cho phép thay đổi dần trong 5 năm bắt đầu từ ngày 1-1-2018 như công thức tính lương hưu đối với nam thì vừa đảm bảo thực thi pháp luật, vừa đáp ứng các ưu điểm khi sửa Luật BHXH.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi cách tính lương hưu đối với lao động nữ áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị vẫn áp dụng cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ 1/1/2018 như hiện tại và giao Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi theo hướng có lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu cho lao động nữ, đảm bảo cân bằng quyền lợi của lao động nam và nữ trong thụ hưởng chính sách. |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK