Linh hoạt phương thức vay trả nợ công để giảm thiểu rủi ro
Vẫn còn nhiều thách thức
Ông Trương Hùng Long Công tác quản lý nợ công và tái cơ cấu nợ công từ nay đến cuối giai đoạn 2020 và giai đoạn 5 năm tiếp theo cần được tiếp tục triển khai đồng bộ với việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đầu tư công, khu vực DNNN, hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng" |
Các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn cho phép. Dự kiến tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2018 ở mức 61,4% GDP (giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP, mức trần đặt ra là không quá 65%), nợ Chính phủ ở mức 52,1% GDP (mức trần là không quá 54%). Bước đầu kiềm chế tốc độ gia tăng quy mô nợ công từ mức 18,4%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 10%/năm kể từ năm 2016 đến nay.
Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. Đối với bảo lãnh Chính phủ, siết chặt điều kiện và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh mới của Chính phủ cho các khoản vay. Đồng thời, tăng cường công tác thẩm định, thực hiện biện pháp giám sát, quản lý sử dụng vốn vay lại và vốn vay có bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho ngân sách nhà nước.
Tuy đang đi đúng hướng xong công tác quản lý nợ nợ công đang phải đối diện với một thách thức rất lớn. Đó là từ đầu năm 2019, Việt Nam sẽ không còn được vay ưu đãi từ các định chế tài chính nước ngoài, chỉ còn các khoản vay với điều kiện thị trường, lãi suất thả nổi, thời hạn vay không dài. Thời gian qua, để ứng phó, việc cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn đã được đặt ra và đạt nhiều kết quả tích cực.
Cơ cấu nợ công có sự thay đổi đáng kể. Trước đây, nợ nước ngoài của Chính phủ chiếm khoảng 60%, nợ trong nước chiếm 40%, đến nay, cơ cấu này đã đảo ngược. Sự thay đổi này là bước quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã "tốt nghiệp" IDA (vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới) từ tháng 7/2017 và không còn được vay ODA nữa (Ngân hàng Phát triển châu Á kết thúc từ tháng 1/2019), phải thực hiện vay ưu đãi, vay thị trường, gần sát với thị trường với các điều kiện lãi suất thả nổi…
Chia sẻ thêm xung quanh vấn đề này, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho hay: Điểm thay đổi cũng đáng lưu tâm là thay đổi đối với chi phí vay trong nước. Nếu như năm 2011, Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với lãi suất lên đến 12,3%/năm thì đến năm 2013 lãi suất giảm còn từ 7,43% đến 8,9%/năm. Đặc biệt, ở thời điểm năm 2013, 84% các khoản vay là dưới 3 năm. Đến bây giờ, các khoản vay đang được tái cơ cấu và thực hiện phát triển thị trường trong nước, kiểm soát tình hình, các chi phí vay. Cụ thể đến nay, lãi suất phát hành bình quân 4,7% đến 4,8%/năm. Năm 2018, tỷ trọng phát hành TPCP kỳ hạn 10 - 30 năm chiếm trên 70%.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng, ông Trương Hùng Long cho biết: Trước năm 2009, Việt Nam được vay với lãi suất 0,75% với kỳ hạn 40 năm và 10 năm ân hạn. Sau năm 2009, nước ta chỉ được vay với lãi suất 2%, thời hạn vay là 25 năm và 5 năm ân hạn. "Điều kiện vay siết chặt, cùng với đó là sát với điều kiện thị trường, sử dụng lãi suất thả nổi, cộng thêm cả biên độ, đặc biệt thời hạn vay không dài. Đối với một số nước mà chúng ta vay với đồng tiền không mạnh, vay với lãi suất thả nổi,… là chịu rủi ro rất lớn. Đó cũng là lý do trong những năm qua, chúng ta phải tái cơ cấu lại các khoản nợ, để tăng danh mục nợ trong nước lên, giảm khoản nợ nước ngoài" - đại diện Bộ Tài chính nêu.
Tuy vậy, theo ông Long, các khoản nợ nước ngoài vẫn đang được kiểm soát tốt từ khâu đàm phán để có những điều kiện vay tốt nhất, đến lựa chọn lãi vay, khoản vay phù hợp với tính chất của đồng vốn và đưa vào các công cụ mới để phân tích các khoản nợ cũng như là có những biện pháp dự phòng rủi ro.
Siết chặt từ khâu đàm phán
Nhắc tới mô hình cách vay nợ để giảm bớt rủi ro, có thể thấy, hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều hình thức khác nhau như: Vay song phương, vay đa phương, vay trên thị trường quốc tế, vay trong nước, vay nước ngoài,… tùy theo tính chất sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi một nhà tài trợ, mỗi khoản vay, hình thức vay khác nhau lại đòi hỏi các điều kiện khác nhau.
Nêu ví dụ, một cán bộ thường xuyên tham gia các đoàn đàm phán của Bộ Tài chính nêu: Trước khi đi đàm phán phải có một kịch bản, tính toán được hiệu quả, những yếu tố nào liên quan tới khoản vay. Khi tính được phương án thì tiến hành đàm phán. Trước đây, không có công cụ phân tích nên chỉ dùng kinh nghiệm, hoặc tính toán thủ công, nay Bộ Tài chính có sử dụng “các mô hình phân tích bền vững nợ DSA (phương pháp đánh giá tính bền vững nợ công), mô hình chương trình quản lý nợ trung hạn” do Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế phát triển, được sử dụng rộng rãi bởi gần 80 quốc gia trên thế giới. Các mô hình này sử dụng nhiều thông số thống kê và dự báo về kinh tế vĩ mô, phân tích các kịch bản sốc, từ đó xác định các phương án vay như thế nào, cách thức như thế nào. Cùng với các yếu tố khác như thành tố ưu đãi, chi phí tài chính và phi tài chính giữa các khoản vay, đây là cơ sở để xác định một khoản vay nào nên vay và khoản vay nào không nên vay.
Đó là việc đi vay, còn trong quá trình trả nợ, các mô hình phân tích bền vững nợ DSA và mô hình chiến lược quản lý nợ trung hạn cũng được đánh giá là các mô hình tốt. Thông qua các mô hình này, cơ quan quản lý có thể phân tích được danh mục nợ hiện tại, cơ cấu nợ hiện tại, các rủi ro về đồng tiền, tỷ giá hay lãi suất,… Từ đó nhìn nhận được diễn biến ở thời điểm hiện tại, cơ cấu nợ hiện tại cũng như trong tương lai. Đơn cử, đối với cơ cấu nợ, nếu trong quá khứ vay quá nhiều thì đến một thời điểm nào trong tương lai nhất định phải trả nợ. Qua công cụ này, cơ quan quản lý đều thấy trước được và chủ động sử dụng các biện pháp, các công cụ để xử lý, điều chỉnh trần nợ ở thời điểm cao trước để dàn đều đỉnh nợ.
Nhìn chung, theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong thời gian tới, để đảm bảo an toàn nợ công, cơ quan quản lý sẽ tích cực sử dụng các công cụ khác nhau để kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, nâng cao quản lý việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thực hiện vay nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ công thông qua các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, giãn đỉnh nghĩa vụ nợ tập trung trong một số năm; tăng cường huy động nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ, phát triển thị trường vốn trong nước.
"Song song với các giải pháp nói trên, chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và hoạt động vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả. Công tác quản lý nợ công và tái cơ cấu nợ công từ nay đến cuối giai đoạn 2020 và giai đoạn 5 năm tiếp theo cần được tiếp tục triển khai đồng bộ với việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đầu tư công, khu vực DNNN, hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng" - ông Trương Hùng Long nói.
Tin liên quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics