Lập “Tây Sa” và “Nam Sa”: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế". Đây là ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trí thức Việt Nam khẳng định mạnh mẽ trước sự việc Trung Quốc vừa phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là 2 huyện "huyện Tây Sa" và "huyện Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam.
| |
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: CSIS/AMTI. |
Qua theo dõi các phương tiện báo chí Việt Nam, Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô căn cứ, không có giá trị, vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Trong các phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chủ quyền có từ lâu đời, trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông cha chúng ta đã xác định chủ quyền cách đây mấy thể kỷ. Chúng ta liên tục khẳng định cho đến bây giờ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta có quyền đưa những quyền của mình, đó là bằng các biện pháp hòa bình. Một trong các biện pháp đó chính là đưa ra các cơ quan tố tụng quốc tế. Tôi cũng thấy rằng Việt Nam nên sử dụng các biện pháp hòa bình hoàn toàn hợp pháp đó.”, luật sư Nghĩa chia sẻ.
Theo Đại biểu Lê Công Nhường, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, việc thành lập cái gọi là 2 huyện "huyện Tây Sa" và "huyện Nam Sa" là hành vi nghiêm trọng, vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Ngang nhiên ra quyết định thành lập 2 huyện là hành động đáng lên án chắc chắn là phải đưa ra tòa quốc tế để xem xét. Theo luật pháp quốc tế không thể nào ngang ngược, ỉ sức mạnh độc bá Biển Đông. Lịch sử đã chứng minh, khẳng định hai cái quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là mảnh đất của Việt Nam và không thể chối cãi được. Toàn thể nhân dân Việt Nam cũng sẽ kiên quyết đấu tranh, ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa vốn quen thuộc với hàng vạn ngư dân miền Trung bao đời nay. Sự hiện diện của ngư dân trên biển chính là những cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.", ông Nhường cho biết.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Sỹ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học, cho rằng: Hành động của Trung Quốc lúc này là đi ngược xu thế hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia:
“Xu thế hợp tác hòa bình và phối hợp giữa các quốc gia với nhau trong tình hình hiện nay. Tôi nghĩ là các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân theo luật pháp quốc tế. Những việc gì chúng ta bất đồng với nhau thì nên thảo luận để giải quyết chứ không phải là tự tiện làm những việc trái với luật pháp quốc tế hiện nay. Tôi nghĩ Trung Quốc phải tôn trọng các luật pháp quốc tế và có sự hợp tác tốt với tất cả quốc gia để cùng giải quyết các vấn đề còn tranh cãi”./.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics