Phương án nào giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, hiện nay, tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có khu vực cửa khẩu Lạng Sơn.
Tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có lưu lượng người và phương tiện tập trung tăng cao đã dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ và phát sinh một số khó khăn. Điển hình như, khó khăn trong công tác điều phối, sắp xếp phương tiện và hàng hóa chờ xuất khẩu, tăng sức ép lên công tác phòng, chống dịch và công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên địa bàn trong khi năng lực thông quan hàng hóa chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong khi đó, thời điểm này, phía Trung Quốc đang tăng cường, thắt chặt công tác phòng dịch Covid-19 và áp dụng rất nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát đối với phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang, điều này đã hạn chế và làm giảm số lượng xe Việt Nam sang Trung Quốc giao hàng.
Đặc biệt từ cuối tháng 11/2021 tới nay, phía Trung Quốc đã thắt chặt hơn nữa yêu cầu phòng chống dịch như: yêu cầu lái xe Trung Quốc khi điều khiển phương tiện sang Việt Nam giao hàng không được rời ca bin xe, mang mặc trang phục phòng chống dịch đầy đủ, xe đi và về trong ngày không được lưu tại Việt Nam.
Người Việt Nam lái xe sang Trung Quốc giao hàng chỉ được phép lái qua đường biên giới giữa hai nước và xuống xe để người Trung Quốc lái xe Việt Nam vào khu vực kiểm tra, giao nhận hàng hóa.
Lực lượng chuyên trách thực hiện đổi đầu kéo 4 phương tiện/lượt qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan. Ảnh: Oanh Kim |
Bên cạnh đó, số lượng lái xe chuyên trách của Trung Quốc không nhiều, vì vậy để lái cả xe sang Việt Nam giao hàng và lái xe hàng Việt Nam vào Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu giao nhận hàng hóa thực tế giữa hai nước.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng tăng cường kiểm tra, kiểm dịch 100% hàng hoa quả, nông sản của Việt Nam xuất khẩu, dẫn đến năng lực thông quan hàng ngày không đáp ứng kịp số lượng xe chở hàng hóa xuất khẩu tới khu vực cửa khẩu, gây ùn tắc cục bộ rất lớn.
Trước thực trạng này, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã cũng các lực lượng chức năng tại cửa khẩu phối hợp, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn. Cụ thể như, nắm bắt thông tin thông tin và thường xuyên tuyên truyền tới các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, điều tiết từ sớm, từ xa lượng xe hàng đưa lên cửa khẩu phù hợp. Song song với đó, đơn vị cũng đã phối hợp với các ban, ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức nhiều buổi hội đàm với phía Trung Quốc nhằm thống nhất các biện pháp giải quyết tình trạng tồn xe, ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu...
Tuy nhiên, qua giám sát, theo dõi tình hình tại khu vực cửa khẩu, Hải quan Hữu Nghị nhận thấy, trong tổng số lượng xe hàng xuất khẩu bị ùn tắc, chỉ có khoảng 13% là mặt hàng nông sản Việt Nam, còn lại chủ yếu là hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu, xuất quá cảnh.
Trong khi, việc tất cả các phương tiện chở hàng xuất khẩu lên cửa khẩu phải dừng đỗ tại các bãi ngoài cửa khẩu, được điều tiết theo thứ tự vào trước ra trước không phân biệt mặt hàng, loại hình xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu gây ra một số bất cập.
Trong đó, đối với nhóm hàng linh kiện điện tử, may mặc, da giầy thì các doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào cửa khẩu, đồng thời cũng có xe xuất khẩu đối ứng đến cửa khẩu xuất và có nhu cầu sang tải đối ứng giữa hai xe Trung Quốc và Việt Nam, do không được ưu tiên vượt tuyến nên dẫn tới tình trạng cả xe xuất và xe nhập đều bị đóng băng không làm thủ tục hải quan được ngay.
Việc phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra, kiểm dịch đối với hàng hóa là hoa quả, nông sản của Việt Nam dẫn đến mặt hàng này xuất khẩu rất chậm. Hải quan Hữu Nghị cho rằng, trong khi các mặt hàng khác phía Trung Quốc ít kiểm tra hơn thì lẽ ra thời gian thông quan sẽ nhanh và nhiều hơn, nhưng lại phải chờ tới lượt sau khi các xe hàng hoa quả, nông sản Việt Nam hoàn thành thủ tục hải quan.
Do đó, việc tận dụng xe Trung Quốc chở hàng nhập khẩu sang Việt Nam và chở hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc rất thuận lợi tăng năng lực xuất nhập khẩu giảm ùn tắc, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc xem xét tình huống ưu tiên cho xe vượt tuyến là thiết thực và hợp lý, Hải quan Hữu Nghị cho biết thêm.
Theo đó, nhằm góp phần giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa, giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp, Hải quan Hữu Nghị đề xuất một số phương án ưu tiên hàng hóa xuất khẩu như: Cần xác định đối tượng ưu tiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng là linh kiện điện tử, máy móc, may mặc, da giày... có hàng đối ứng cả nhập và xuất; có xe Trung Quốc tại bãi chờ chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Để triển khai phương án này, Hải quan Hữu Nghị cho biết, doanh nghiệp có công văn trình bày các nội dung như: tên doanh nghiệp, số tờ khai, biển số xe Việt Nam, số rơ mooc, số container, biển số xe Trung Quốc sang tải theo số xe, số rơ mooc, số container… để cơ quan chức năng giải quyết nhanh nhằm giảm thiểu tối đa thời gian.
Cũng theo Hải quan Hữu Nghị, để triển khai được phương án này cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng cơ quan chức năng có liên quan trong việc xác định hàng hóa ưu tiên. Cụ thể, cơ quan Hải quan xác nhận doanh nghiệp - số tờ khai - mặt hàng ưu tiên; lực lượng Biên phòng, Công ty CP Hữu Nghị Xuân Cương kiểm soát phương tiện Việt Nam và Trung Quốc trên công văn trình bày của doanh nghiệp; lực lượng Công an Giao thông phối hợp cho xe chở hàng ưu tiên vào cửa khẩu trên nội dung đơn có xác nhận của cơ quan Hải quan, lực lượng Biên phòng, Công ty CP Hữu Nghị Xuân Cương.
Tin liên quan
Lạng Sơn: Tạm giữ xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không có giấy tờ
18:08 | 18/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics