Lãi suất huy động tăng, thị trường vốn tăng áp lực
![]() | Lãi suất tăng, dòng tiền quay lại hệ thống ngân hàng |
![]() | Ngân hàng tăng lãi suất huy động, có nơi lên tới trên 12%/năm |
![]() |
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhưng mức tăng sẽ không quá lớn để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục. Ảnh: ST |
"Sức nóng" lan tỏa
ABBank hiện là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm mạnh nhất. Với các giao dịch tại quầy trong kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, ngân hàng này tăng lãi suất ở mức 0,25-0,5%/năm. Đáng chú ý, trên các kênh giao dịch online, mức lãi suất huy động được ngân hàng này điều chỉnh tăng tới 0,7%. Động thái tăng mạnh lãi suất huy động này của ABBank do lượng huy động vốn trên thị trường dân cư đã sụt giảm từ năm 2021.
BVSC đánh giá, với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Nhưng mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục. |
Tại ĐHĐCĐ mới đây, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABBank thừa nhận, năm 2021, nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động khiến hoạt động huy động vốn trên thị trường 1 (thị trường giao dịch từ dân cư và tổ chức kinh tế) bị cạnh tranh khốc liệt. Do lãi suất cho vay không thể tăng tương ứng nên ABBank không thể nâng lãi suất huy động, dẫn tới huy động vốn giảm.
Tại SHB, lãi suất huy động cũng đã tăng thêm khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy vào kỳ hạn. Lãi suất huy động cho hình thức gửi online cũng được SHB tăng mạnh, với mức lãi suất cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 36 tháng, tăng 0,35%/năm so với trước. Ngân hàng này cũng đang có chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 7,4%/năm (kỳ hạn 8 năm) và 7,2%/năm (kỳ hạn 6 năm). Techcombank cũng có mức tăng tương tự cho kênh gửi tiết kiệm online. Điều này đã giúp ngân hàng này thăng hạng về mức lãi suất sau một thời gian dài “bền bỉ” ở top cuối.
Trước đó, từ nửa cuối tháng 4, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. VietCapitalBank nâng mức lãi suất huy động cao nhất lên 7%/năm khi gửi kỳ hạn 24 tháng theo hình thức trực tuyến. Kienlongbank đang áp dụng mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng là 6,75%/năm; OCB áp dụng mức lãi suất cao nhất là 6,35%/năm cho kỳ hạn 36 tháng… VPBank cũng đã tăng mạnh lãi suất huy động thêm 0,3-0,6 điểm % so với trước từ giữa tháng 4. Còn với hệ thống các ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi cao nhất là khoảng 5,5-5,6%/năm.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ của Công ty Chứng khoán SSI, lãi suất huy động đối với khách hàng cá nhân đã tăng 30-70 điểm cơ bản so với đầu năm tại các ngân hàng thương mại tư nhân. Còn theo báo cáo vĩ mô của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm %, lên mức 5,66%/năm. Diễn biến này đã khiến cho lãi suất huy động tăng 0,02 điểm % so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.
Tìm cách giảm áp lực chi phí vốn
Mặt bằng lãi suất huy động nhích tăng giúp dòng tiền cá nhân gửi vào ngân hàng có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 2, tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 1,38% so với đầu năm. Trong đó, tiếp tục duy trì đà tăng kể từ tháng 11 năm ngoái, tiền gửi dân cư trong tháng 2 đạt 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 56.400 tỷ đồng so với cuối tháng 1 và tăng hơn 159.600 tỷ đồng so với cuối năm 2021.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 1/2022, trong đó hầu hết đều ghi nhận doanh số huy động tăng mạnh. Tại BIDV, trong quý 1, huy động vốn đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%; tại MB, số dư huy động từ khách hàng hơn 96.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước; tăng trưởng huy động của VPBank đạt 11,5%, của ABBank cũng đã đạt 150% kế hoạch đề ra…
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động trong năm 2022 khó có thể duy trì ở mức thấp như năm trước do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ. Trước đó, vào đầu tháng 4, cơ quan này cho biết tín dụng tăng 5,04%. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, tín dụng đổ vào nền kinh tế đã tăng thêm gần 180.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 7.100 tỷ đồng/ngày.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động cũng khiến các ngân hàng phải đối mặt với áp lực về chi phí vốn. GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, dư địa chính sách tiền tệ đang bị thu hẹp. Vì thế, chính sách lãi suất thời gian tới phải tập trung vào hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, triển khai sớm gói cấp bù lãi suất, không thể tiếp tục giảm suất huy động. Do vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng buộc phải tìm cách tiết giảm chi phí, tăng nguồn thu từ dịch vụ và tập trung cho chuyển đổi số…
Cũng về vấn đề này, đại diện VPBank cho biết, tăng lãi suất huy động đã khiến chi phí vốn quý 1/2022 tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nên ngân hàng đã phải tiếp cận nhiều nguồn vốn trung dài hạn, nhất là nguồn vốn quốc tế. Trước đó, vào cuối năm 2021, JICA và SMBC đã cùng VPBank ký thỏa thuận cung cấp khoản vay hợp vốn trị giá 100 triệu USD cho VPBank thông qua Quỹ Đầu tư và Tài chính Khu vực Tư nhân (PSIF) của Nhật Bản. Vào cuối tháng 3/2022, VIB đã huy động thành công khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm, bao gồm khoản vay trực tiếp trị giá 100 triệu USD từ ADB và khoản vay hợp vốn trị giá 160 triệu USD do ADB và ngân hàng United Overseas Bank (UOB) đồng thu xếp từ 9 định chế tài chính hàng đầu châu Á...
Mặt khác, các ngân hàng cũng phải đa dạng hóa nguồn vốn, giảm chi phí vốn bằng cách tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Đây cũng là vấn đề được nhiều cổ đông “trăn trở” trong kỳ ĐHĐCĐ vừa qua. Do vậy, lãnh đạo hàng loạt ngân hàng như MB, Techcombank, MSB... đã chia sẻ, một trong những mục tiêu quan trọng đề ra là tiếp tục gia tăng tỷ trọng CASA để giảm áp lực giá vốn. Với động thái này, lãnh đạo các ngân hàng đều dự đoán, lợi nhuận năm 2022 sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất huy động tăng. Hơn nữa, gói cấp bù lãi suất 2% sắp được triển khai cho 2 năm 2022-2023 sẽ giúp mặt bằng lãi suất năm 2022 không bị đẩy lên cao, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Tin liên quan

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
09:48 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
