Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc
Hàng xuất khẩu đối mặt 212 vụ kiện phòng vệ thương mại | |
“Sống chung” với kiện phòng vệ thương mại | |
Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, kiện phòng vệ thương mại càng tăng |
Để giảm thiểu rủi ro đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, DN cần đa dạng sản phẩm, thị trường XK để phân tán rủi ro. Ảnh: N.Thanh |
Điều tra chống lẩn tránh PVTM gia tăng
Theo thông tin mới nhất từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến hết quý 1/2022, hàng hóa XK của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia các FTA, kim ngạch XNK của Việt Nam đã tăng mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2001, kim ngạch XNK của Việt Nam mới đạt hơn 30 tỷ USD thì năm năm 2011 đã đạt 200 tỷ USD; năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD. Trong đó, XK tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên hơn 96 tỷ USD vào năm 2011 và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021. Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. XK đã trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc kim ngạch XK tăng trưởng cao, các DN XK của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM. |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM cho biết: “Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp PVTM cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn. Thậm chí, nhiều nước coi PVTM là "van an toàn" trong chính sách ngoại thương để ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động. Các thị trường có tần suất điều tra nhiều là Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Australia và Canada”.
Đáng chú ý, trong số 212 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM chiếm 25 vụ và ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung và khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam-EU (EVFTA).
Lãnh đạo Cục PVTM phân tích: khi các DN XK của một nước bị áp dụng biện pháp PVTM, các DN này thường tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất sang nước khác. Trong khi đó, với chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang là một trong những lựa chọn của các DN đó để dịch chuyển sản xuất. Điều này khiến XK từ Việt Nam gia tăng đột biến, Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ và bị áp dụng các biện pháp PVTM bổ sung hoặc chế tài xử phạt của nước NK.
Đối với các ngành XK của Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực như ảnh hưởng đến ngành hàng liên quan và các DN sản xuất/XK chân chính, làm giảm uy tín hàng hóa XK của Việt Nam. Lâu dài điều này còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.
Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm
Dự báo, thời gian tới rủi ro hàng hóa XK của Việt Nam phải đối mặt sẽ ngày càng lớn hơn. Cục PVTM khuyến nghị các DN luôn theo sát thông tin; tìm hiểu kỹ thị trường XK, thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo sớm từ Bộ Công Thương.
“Ngoài ra, DN XK cũng cần hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, quản trị hệ thống sổ sách để đạt hiệu quả kháng kiện cao hơn nữa; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc ngăn chặn các hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, xử lý nghiêm minh, triệt để nhằm bảo vệ lợi ích chung của ngành”, bà Giang nói.
Từ góc độ ngành hàng, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam chia sẻ: Hiệp hội Thép Việt Nam nhận thấy, các vụ kiện PVTM với thép XK của Việt Nam cũng như nhiều loại hàng hoá khác không chỉ xảy ra ở các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Australia, châu Âu… mà còn xảy ra ngày càng nhiều ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Điều đó cho thấy xu hướng rất rõ là trong thời gian tới, hàng hóa XK từ Việt Nam có thể bị kiện PVTM ở bất cứ quốc gia nào, thị trường lớn hay nhỏ, lĩnh vực hay loại hàng hóa nào.
“Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro đối mặt với các vụ kiện PVTM mà các DN cần lưu ý chính là đa dạng hóa sản phẩm, thị trường XK để phân tán rủi ro, tránh tập trung XK với khối lượng lớn vào một thị trường. Bên cạnh đó, các DN cần phát triển chuỗi giá trị, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm XK, phát triển thương hiệu”, ông Nghiêm Xuân Đa nói.
Riêng ở khía cạnh ngăn chặn hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, bên cạnh tiếp tục vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng hợp tác về chống lẩn tránh và gian lận xuất xứ với các cơ quan liên quan của nước ngoài, đề xuất một số ý tưởng như Cơ chế đăng ký XK tự nguyện nhằm tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin của Việt Nam với các nước trong việc xử lý vấn đề này, nâng cao uy tín và thương hiệu các mặt hàng XK của Việt Nam.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK