Kiến nghị quy định riêng về thủ tục hải quan cho hàng hóa qua thương mại điện tử
Hình ảnh quảng cáo trên sàn thương mại điện tử Marketplace của Facebook. Ảnh: H.Dịu |
Pháp luật đã lạc hậu
Những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành một kênh hỗ trợ TMĐT mới và hiệu quả với chi phí thấp, được các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể đặc biệt quan tâm. TMĐT trên mạng xã hội rất đa dạng và phong phú, có thể diễn ra trên mục rao vặt của các diễn đàn, trên trang cá nhân hoặc các hội nhóm trên mạng xã hội... Hàng hóa cũng rất đa dạng về chủng loại, trong đó có cả các mặt hàng chịu sự kiểm soát cao về tiêu chuẩn chất lượng như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…
Pháp luật về quản lý mạng xã hội và thương mại điện tử đang được rà soát và dự kiến sửa đổi trong thời gian tới. Trong đó, Bộ Công Thương cũng đang gấp rút lấy ý kiến và hoàn thiện Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. |
Về mặt pháp lý, các khung khổ cho hoạt động TMĐT, hoạt động của mạng xã hội đã được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Vì thế, rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc được quy định rất chung chung, lạc hậu.
Đặc biệt, theo báo cáo “TMĐT trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, các quy định pháp luật hiện đang có xu hướng áp dụng chung biện pháp quản lý đối với 2 hình thức TMĐT ở mạng xã hội và trên sàn giao dịch TMĐT, dù 2 loại hình này có những đặc thù riêng biệt.
Ngoài ra, việc quản lý thuế đối với hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Theo đại diện nhóm nghiên cứu của VCCI, việc quản lý thuế tập trung ở hai vấn đề lớn, một là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập của các cá nhân, tổ chức bán hàng hoá, dịch vụ trên mạng xã hội; hai là, thuế nhà thầu đối với các mạng xã hội cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Nghiên cứu cho thấy các phương pháp thu thuế truyền thống không khả thi khi áp dụng với các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên mạng xã hội trong nước cũng như xuyên biên giới, do đặc tính nhỏ lẻ và không có địa điểm kinh doanh vật lý.
Làm thế nào để quản lý TMĐT xuyên biên giới?
Pháp luật để quản lý hoạt động trong nước đã khó, việc quản lý hoạt động TMĐT trên mạng xã hội xuyên biên giới tại Việt Nam cũng là điều đang làm “đau đầu” cơ quan quản lý. Theo khảo sát, tại Việt Nam, ngoài Zalo, các nền tảng mạng xã hội hàng đầu đều là các nền tảng xuyên biên giới, như Facebook, YouTube, Twitter, Instagram, Tiktok, Pinterest… Hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên các nền tảng xuyên biên giới này khá phổ biến và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và tăng trưởng của TMĐT Việt Nam.
Theo khảo sát của Q&Me Vietnam Market Research, 94% doanh nghiệp vừa và lớn cho biết có sử dụng tiếp thị trên mạng xã hội, 79% doanh nghiệp nhỏ sử dụng hình thức này thường xuyên. |
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI, mặc dù hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài có nhiều mặt tích cực nhưng cũng làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn của thị trường. Ví dụ như việc cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn khi liên hệ với đơn vị vận hành các mạng xã hội xuyên biên giới nhằm phối hợp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật do khoảng cách địa lý, độ trễ thời gian, quyền tài phán…
Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý hiện hành chưa có quy định quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài nói chung và hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội xuyên biên giới nói riêng. Ông Nguyễn Minh Đức cho rằng, khi xây dựng các quy định pháp lý nhằm quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề đầu tiên là cần phải xác định một cách rõ ràng đối tượng nào thuộc phạm vi điều chỉnh. Hiện nay có hàng triệu website TMĐT trên thế giới, trong đó có rất nhiều sàn TMĐT và mạng xã hội có người dùng từ Việt Nam truy cập. Quản lý toàn bộ webstie này là không khả thi. Vì vậy, cần có những tiêu chí để dễ dàng xác định những website nào sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Về vấn đề quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính hiện đang soạn thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giao dịch qua TMĐT. Các hoạt động này trước nay vẫn được thực hiện dựa trên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thông thường. Tuy nhiên, do sự phức tạp của các thủ tục hải quan nên vẫn thường phải có một bên trung gian đứng ra giúp thực hiện các công việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Dự kiến, chính sách mới của Bộ Tài chính có thể sẽ giúp các thủ tục hải quan trở nên đơn giản hơn, người mua hàng cá nhân bình thường và các sàn giao dịch TMĐT có thể tự thực hiện được mà không cần có người hỗ trợ.
Chính sách này được thiết kế như sau: Các sàn giao dịch TMĐT sẽ kết nối vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để chuyển các thông tin đơn hàng đến cho hệ thống của Hải quan. Các thông tin đơn hàng này được sử dụng để điền vào tờ khai hải quan, người mở tờ khai chỉ cần xác nhận mà không mất công kê khai lại. Hệ thống hải quan sẽ tự động phân loại hàng hoá, xác định số tiền thuế và các nghĩa vụ đi kèm. Các đơn hàng có giá trị thấp, nguy cơ gây tác động xấu đến xã hội thấp có thể được miễn kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, đại diện VCCI cho hay, đối với hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội thì rất khó có thể được thụ hưởng sự thuận tiện của chính sách mới này. Do chính sách này chỉ dành cho các nền tảng thương mại có chức năng đặt hàng trực tuyến, thậm chí cả hỗ trợ vận chuyển, thanh toán, chỉ khi đó, các nền tảng này mới có thể kết nối để truyền thông tin đến cho cơ quan Hải quan.
Vì thế, báo cáo về TMĐT của VCCI kiến nghị, cần xây dựng các quy định rõ ràng về các nội dung cần kiểm duyệt và loại bỏ. Ngoài ra, việc quản lý thuế cần được xây dựng cơ chế rõ ràng và linh hoạt đối với các cá nhân, tổ chức bán hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, cũng cần xây dựng quy định riêng về thủ tục hải quan cho hàng hóa TMĐT để tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng này.
Tin liên quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics