Kiểm tra an toàn thực phẩm cần thực hiện toàn bộ trên NSW
Công chức Chi cục Hải quan KCN Việt Nam- Singapore (Cục Hải quan Bình Dương) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Đ.Nguyên |
Thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Một trong những điểm cải cách nổi bật tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP chính là việc thay đổi cơ bản phương thức quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, tập trung chủ yếu nguồn lực quản lý phục vụ công tác hậu kiểm sau khi hàng hóa đã thông quan. Đồng thời, Nghị định áp dụng phương thức quản lý rủi ro thông qua việc áp dụng 3 phương thức: chặt, thông thường, giảm để kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Theo đó, cắt giảm số lô hàng phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt giảm tối đa số lượng lô hàng thực phẩm nhập khẩu phải lấy mẫu kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Bên cạnh đó, trình tự thực hiện thủ tục công bố sản phẩm đơn giản hóa và rút ngắn thời gian, tạo thông thoáng và phát huy tối đa quyền của doanh nghiệp. Nghị định cho phép doanh nghiệp thực hiện tự công bố sản phẩm (cắt giảm được 90% số lượng sản phẩm cần có 18 Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm. Các sản phẩm sẽ được sản xuất và lưu thông ngay sau khi thực hiện tự công bố và không cần có ý kiến của cơ quan quản lý). Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
Đề nghị Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn
Theo Tổng cục Hải quan, mặc dù Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã tạo bước ngoặt cho lĩnh vực kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, thực tiễn thực hiện vẫn có những khó khăn, bất cập, chẳng hạn về danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tại khoản 1 Điều 39 Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ”. Theo đó, tất cả thực phẩm phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu trừ các trường hợp được miễn kiểm tra.
Theo phân công của Chính phủ tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương đã ban hành các thông tư, quyết định về danh mục mặt hàng phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế phát sinh một số trường hợp thực phẩm không thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước tại các Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT, Thông tư 28/2021/TT-BYT, Quyết định 1182/QĐ-BCT, dẫn đến doanh nghiệp và cơ quan Hải quan khó khăn trong thực hiện quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP khi thực hiện thủ tục hải quan cho các mặt hàng đó.
Về áp dụng phương thức kiểm tra giảm, theo quy định tại khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiêm không quá 5% số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm để kiểm tra hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, trước đây, các bộ ngành thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu trên hệ thống riêng, cơ sở dữ liệu bị phân tán, nên cơ quan Hải quan không đủ dữ liệu để lựa chọn ngẫu nhiên lô hàng để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản trao đổi với các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng cơ sở dữ liệu, đẩy nhanh việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), cung cấp danh sách lô hàng của tổ chức, cá nhân thuộc diện áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Trên cơ sở đó, các bộ đã gửi một số thông báo trường hợp được áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhưng không đầy đủ, do đó, thời gian qua, cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở dữ liệu để áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định.
Tổng cục Hải quan cho biết, mặc dù hiện nay, các bộ đã thực hiện thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu trên NSW, tuy nhiên, để cơ quan Hải quan có thể thực hiện theo phương thức kiểm tra giảm thì cần phải chuẩn hóa hồ sơ, kết quả kiểm tra chuyên ngành của các bộ để hệ thống có thể lựa chọn ngẫu nhiên không quá 5% để kiểm tra hồ sơ.
Về việc cấp và thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm: nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu hồi hiệu lực của giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không phải nguyên nhân do hàng hóa bị vi phạm về an toàn thực phẩm. Do đó, cần xem xét, đánh giá việc cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, hiện nay thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện trên NSW. Tuy nhiên, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước thực hiện trên hệ thống khác của các bộ, ngành.
Để giải quyết các tồn tại, bất cập, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ hướng dẫn cụ thể; đồng thời cần thực hiện thống nhất các thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm trên NSW.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Y tế xem xét lại việc cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đồng thời thực hiện việc cấp và hủy, thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, công khai các trường hợp bị hủy, thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên NSW để đảm bảo minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng.
Ngày 12/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, tại dự thảo Nghị định Quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Bộ Tài chính đã cụ thể hóa 7 nội dung cải cách đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg đối với kiểm tra chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu; thống nhất các thủ tục liên quan đến kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đơn giản hóa hồ sơ, quy trình thủ tục, quản lý theo mặt hàng (tự cộng bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm...), ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã hoàn thiện dự thảo Nghị định lấy ý kiến các Bộ và trình Chính phủ xem xét ban hành.
|
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
20:20 | 26/12/2024 Hải quan
Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025
15:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
23:32 | 25/12/2024 Hải quan
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics