Khủng hoảng năng lượng vẫn rình rập thế giới
IMF loại trừ khả năng khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu Nga vỡ nợ | |
Ukraine - ngã ba đường của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu | |
Khủng hoảng năng lượng khiến công nghiệp nặng châu Âu điêu đứng |
Nga là nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho thị trường châu Âu |
Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua khí đốt của Nga phải thanh toán bằng đồng ruble và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây đang áp đặt đối với nước này liên quan đến vấn đề Ukraine. Tuyên bố của Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng ruble trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày 1/4". Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua. Ngay lập tức, nhiều nước, trong đó đa phần là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ yêu cầu trên, coi đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Những tranh cãi này được cho là sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đẩy giá dầu "phi mã" không thể dự đoán bởi Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Saudi Arabia.
Giới chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thị trường tài chính Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng do các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble của Nga có thể hỗ trợ nhu cầu về tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giúp ích trong việc tránh được các lệnh trừng phạt tài chính, nâng cao giá trị của đồng ruble và bảo vệ nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, việc EU từ chối thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble đã làm dấy lên lo ngại có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên. Điều đó có thể khiến Nga bị buộc tội không tuân thủ các hợp đồng năng lượng dài hạn.
Trên thực tế, bán năng lượng là một nguồn thu chính của Nga. Nga cung cấp khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày cho EU và lượng khí đốt nhập khẩu của EU từ Nga trị giá trong khoảng 200-800 triệu euro/ngày. Việc EU từ chối mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble sẽ khiến Moscow mất từ 200 triệu đến 800 triệu euro mỗi ngày dù Nga có thể chuyển một phần khí đốt sang châu Á.
Không chỉ vậy, việc Nga yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble dự báo cũng sẽ đẩy châu Âu vào thế khó. Châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga để sưởi ấm và sản xuất điện. Khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ của châu Âu và thanh toán chủ yếu với 58% bằng đồng euro. Ủy ban châu Âu cho biết họ có kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga “trước năm 2030”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng không dễ để thay thế 1.550 terawatt-giờ khí đốt Nga được cung cấp cho EU trong năm 2021. Châu Âu sẽ phải mua khí đốt trên thị trường mở, có nghĩa là nếu mua từ các nước như Qatar hay Mỹ, họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Kết quả là giá khí đốt ở khắp mọi nơi sẽ cao hơn khi các nước phải trả giá cao hơn cho nguồn cung hạn chế.
Tin liên quan
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics