Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp dệt may nỗ lực xoay xở
Ngành dệt may đang nỗ lực chuyển hướng sản xuất “xanh hoá”, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, quy định từ thị trường nhập khẩu. Ảnh: N.Thanh |
Sức mua ở thị trường nhập khẩu giảm
Thông tin về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, sau những kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022, kể từ quý 3/2022, khó khăn bắt đầu đến với ngành dệt may Việt Nam. Nhưng nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp, kết quả xuất khẩu vẫn tương đối khả quan với kim ngạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong quý 4/2022, tình hình sẽ còn khó khăn hơn và có thể kéo dài sang tới quý 2/2023.
Ông Vũ Đức Giang chia sẻ, tình hình lạm phát tại Mỹ và EU đã khiến sức mua tại những thị trường này giảm sâu. Thêm vào đó, chính sách tài chính của Chính phủ Mỹ và EU về hỗ trợ người dân trong 2 năm dịch bệnh (2020 và 2021) đã không còn nên ngân sách tiêu dùng của người dân các nước này giảm, tác động đến sức mua. Điều này đã dẫn tới tình trạng hàng tồn kho tại các thị trường và lượng đơn hàng giảm tới 25%, tập trung ở các mặt hàng đồ dệt kim, đồ jean…
Chia sẻ tại một sự kiện gần đây tại TPHCM, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean cũng cho biết, hàng hóa của công ty tại thị trường Mỹ và EU đang bị tồn kho tới 3 tháng. Trong khi hàng dệt may có tính mùa vụ rất cao, các mặt hàng thời trang mùa Hè không thể tiêu thụ trong mùa Đông, nên DN gặp rất nhiều khó khăn.
Điểm tích cực là các đơn hàng veston đã quay trở lại sau khi các nước mở cửa, các hoạt động hội họp trở lại. “Có nhà máy đã định đóng cửa các chuyền veston, nhưng đến năm 2022, hàng loạt đơn hàng veston quay trở lại, giúp DN sản xuất trở lại”- ông Giang cho biết.
Trong báo cáo cập nhật ngành dệt may vừa phát hành, SSI Research cũng dự báo ngành dệt may sẽ gặp khó khăn khi triển vọng đơn hàng cho quý 4/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Theo thông tin SSI Research cập nhật từ các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao. Nhiều công ty đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý 1/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất thấp so với công suất hoạt động của những công ty này.
Bên cạnh những khó khăn liên quan đến đơn hàng và tồn kho, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cũng là thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Sau khi FED tăng lãi suất thì NHNN Việt Nam cũng tăng lãi suất, làm tăng chi phí đầu vào của DN. Cùng với đó, chi phí mua nguyên phụ liệu đầu vào cũng như chi phí đầu tư các thiết bị, công nghệ nhập khẩu cũng sẽ tăng lên.
Linh hoạt ứng phó
Trước bối cảnh thị trường đặt ra hàng loạt thách thức, các DN dệt may Việt Nam đã rất chủ động, linh hoạt thích ứng. Cụ thể, khi các đơn hàng truyền thống chuyên môn hóa cao như đồ jean, đồ kaki các loại, đồ thun đều thiếu, thì các DN đã rất nhanh chóng chuyển dịch sản xuất từ hàng dệt kim sang là dệt thoi. Chính điều này đã đóng góp vào kết quả xuất khẩu tích cực của ngành dệt may Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, theo ông Vũ Đức Giang, trước tình hình đơn hàng giảm dưới áp lực của lạm phát, các DN đã sắp xếp lại giờ làm của người lao động. Cụ thể, người lao động không phải làm thêm giờ nữa nhưng vẫn đảm bảo tiền lương. “Các DN chấp nhận việc hiệu quả sản xuất kinh doanh không như mong đợi, nhưng quan trọng là giữ chân được khách hàng truyền thống và tìm giải pháp thu hút khách hàng mới, đồng thời giữ chân người lao động để khi các đơn hàng quay trở lại thì DN có thể nhanh chóng khôi phục trở lại” – ông Giang cho hay.
Về vấn đề thị trường, trong khối EU, nếu như trước đây hàng dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số thị trường lớn như Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha thì hiện đã mở rộng tới 26 trên tổng số 27 nước thành viên. Ngoài ra, các DN cũng đang mở rộng sang thị trường Nga và một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đặc biệt, ông Giang cũng cho hay, nhiều DN dệt may Việt Nam đã chủ động chuyển dịch sang mô hình hoạt động đa quốc gia bằng cách đầu tư sang châu Phi, Mexico… Đây là những nước bắt đầu có lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do với các nước lớn như Mỹ.
Một yếu tố nữa của các DN dệt may Việt Nam đã được thế giới đánh giá rất cao là khả năng thích ứng với chính sách nhập khẩu của một số nước lớn. Theo đó, các nước yêu cầu sản phẩm may mặc phải được sản xuất trong điều kiện môi trường xanh, sạch. Theo đó, rất nhiều nhà máy dệt may đã đầu tư cho môi trường xanh cũng như các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điển hình như Tập đoàn An Phước đã triển khai trồng cây gai xanh tại 20 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, nhà máy sản xuất sợi gai xanh đặt tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang có sản lượng tương đối tốt và được thế giới đánh giá rất cao.
Với hàng loại giải pháp ứng phó đang được các DN thực hiện, ông Giang cho biết, dù đơn hàng có sụt giảm nhưng trung bình mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt 3,8 - 4 tỷ USD mỗi tháng. Theo đó, khả năng kim ngạch xuất khẩu cả năm vẫn sẽ đạt mục tiêu đề ra là 44 tỷ USD.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics