Khẩn trương chuẩn bị kịch bản áp dụng các nguyên tắc về thuế tối thiểu toàn cầu
Cần chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu | |
Giải pháp để áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam | |
Ngành Thuế khẩn trương thực hiện các hướng dẫn mới về Luật Quản lý thuế |
Bà Hương Vũ, Tổng Giám đốc Ernst & Young Việt Nam. |
Hiện nay, thuế tối thiểu toàn cầu đang là một vấn đề rất nóng khi nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có kế hoạch áp dụng. Bà nhận định như thế nào về vấn đề này?
Thuế tối thiểu toàn cầu hiện nay đang là một vấn đề được rất nhiều các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Trong thời gian gần đây, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhận được ý kiến và câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư về phản ứng của Việt Nam trong việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu thuộc Trụ cột 2 trong Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS). Chính sách thuế mới này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư mở rộng mà cả các nhà đầu tư tiềm năng đang cân nhắc lựa chọn địa điểm cho hoạt động đầu tư của mình bởi ưu đãi đầu tư luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của họ.
Với việc áp dụng các nguyên tắc của Trụ cột 2, các ưu đãi miễn, giảm thuế hiện nay mà Việt Nam đang áp dụng sẽ không còn phát huy tác dụng, không còn có lợi cho doanh nghiệp (nhà đầu tư nước ngoài) như trước đây. Theo các nguyên tắc của Trụ cột 2, các công ty có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%. Nếu công ty con hưởng thuế suất “hiệu quả” thấp hơn mức 15% tại nước đầu tư thì nước nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ (nước đi đầu tư) sẽ được đánh thuế bổ sung (top-up tax) trên phần chênh lệch giữa mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% và mức thuế suất hiệu quả tại nước đầu tư. Việc làm giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam đồng nghĩa với việc kéo giảm thuế suất hiệu quả và dẫn tới tăng số thuế phải nộp tại nơi có công ty mẹ đi đầu tư. Vô hình trung, nhà đầu tư bị thiệt hại do tăng chi phí thuế trong khi Việt Nam cũng bị mất quyền đánh thuế đối với chính thu nhập được tạo ra tại Việt Nam.
Tác động và thời cơ của thuế tối thiểu toàn cầu |
Vậy chính sách này sẽ tác động tới Việt Nam như thế nào, thưa bà?
Khi ưu đãi thuế không còn là tiêu chí để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn, Việt Nam bị giảm lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong nhiều năm qua, ưu đãi miễn, giảm thuế là công cụ quan trọng trong thu hút FDI tại Việt Nam. Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á, cụ thể Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam. Khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, những nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam thông qua việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ mất đi tác dụng và môi trường đầu tư Việt Nam sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn.
Hiện nay, các nước đang rất tích cực nghiên cứu và xây dựng các chính sách để thực thi và ứng phó với các nguyên tắc của Trụ cột 2. Cụ thể, nhóm các nước đi đầu tư như Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước châu Âu... đang rất tích cực nghiên cứu và ban hành quy định nhằm thu thuế bổ sung đối với các tập đoàn lớn, trong khi đó, nhóm các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước trong khu vực là đối tượng cạnh tranh chính với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia .. cũng đã đưa ra những công bố chính thức về việc áp dụng các nguyên tắc thuế tối thiểu toàn cầu. Mặc khác, các nước này cũng đang rất tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích các quy định mới để xác định cách thức có thể điều chỉnh chính sách đầu tư nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. Dù là nhóm nước đi đầu tư hay nhận đầu tư đều khẩn trương chuẩn bị cho kịch bản áp dụng các nguyên tắc về thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Nếu không hành động ngay, Việt Nam sẽ không kịp đưa ra các chính sách phù hợp để có thể áp dụng ngay từ năm 2024.
Chính phủ cũng đang nỗ lực xây dựng kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu. Bà có khuyến nghị gì, thưa bà?
Đây chính là thời điểm để Việt Nam xem xét đánh giá lại để điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng mang tính bản lề và có ảnh hưởng lớn đối với công tác thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động và có nguy cơ khủng hoảng tài chính tại nhiều nước. Các tập đoàn lớn cũng như các công ty đa quốc gia đều đang phải cơ cấu lại quy mô sản xuất, chuỗi cung ứng, thu hẹp nhân sự hoặc chuyển địa điểm sang những nơi có thủ tục hành chính, chi phí năng lượng và gánh nặng thuế thấp hơn. Do vậy, rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia sẽ phải cân nhắc việc hoạch định lại các chiến lược đầu tư của mình để giảm thiểu ảnh hưởng khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.
Quan sát các động thái gần đây của nhiều tập đoàn có thể thấy rất rõ, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào ASEAN. Tại thời điểm mang tính bản lề về việc điều chỉnh cơ cấu và địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư lớn đang rất chú ý đến động thái và phản ứng của Chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam rất cần nỗ lực trong việc nghiên cứu và xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư để giành được lợi thế so với các quốc gia khác.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa để nội luật hóa các quy tắc của Trụ cột 2 và rà soát, xây dựng các luật có liên quan đến chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới và giữ chân các nhà đầu tư hiện tại. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới.
Xin cảm ơn chia sẻ của bà!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 68% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
14:57 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan TPHCM đối thoại và hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp FDI
11:18 | 22/10/2024 Hải quan
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK