Tác động và thời cơ của thuế tối thiểu toàn cầu
Cần chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu | |
Giải pháp để áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam | |
Làm gì để giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại? |
Việt Nam hiện có 1.015 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có doanh thu trên 750 triệu Euro. Ảnh: ST |
Tác động tới thuế và thu hút đầu tư nước ngoài
Thuế suất tối thiểu toàn cầu nằm trong Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (BEPS) có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất hai năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần ‘thiếu hụt’ còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính. |
Năm 2017, Việt Nam bắt đầu tham gia chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Theo đó, BEPS là hiệp định đa phương nhằm giúp các quốc gia thu hẹp lỗ hổng quản lý thuế quốc tế, ngăn chặn tình trạng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia được chuyển đến những vùng lãnh thổ có thuế suất thấp, miễn thuế trong khi thực tế những nơi này có ít hoặc không có các hoạt động kinh tế thực chất. Việc triển khai thực hiện nhanh chóng chương trình hành động BEPS của các nước sẽ đảm bảo môi trường quốc tế bền vững hơn vì lợi ích của tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
BEPS gồm 15 chương trình hành động lớn nhưng Việt Nam chỉ tham gia ở một số cam kết tối thiểu, phù hợp với các nước đang phát triển như: minh bạch hoá xử lý tranh chấp thuế; trao đổi, chia sẻ thông tin và trong thời gian tới có thể mở rộng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, không chỉ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một trụ cột khác của BEPS được các quốc gia quan tâm là "Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu" dự kiến cuối năm 2023 này được thực thi. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu một thoả thuận đa phương với sự tham gia của hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới với mức thuế tối thiểu thống nhất là 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên. Quy tắc ước tính sẽ tạo ra khoảng trên 150 tỷ USD thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu hàng năm.
GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE): Nước ta đang được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhà đầu tư đánh giá có lợi thế to lớn đối với FDI, Những năm gần đây, nước ta đã trở thành “cứ điểm” sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao của thế giới. Nếu áp dụng cơ chế thuế suất tối thiểu toàn cầu đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các tập đoàn kinh tế lớn đang sản xuất và kinh doanh cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì sẽ làm cho lợi thế vốn có như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao, chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ số được nâng cao, môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn hơn, khu vực kinh tế FDI đóng góp lớn hơn vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2030. TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: Đối với kinh tế và đầu tư toàn cầu, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư tại các quốc gia đang phát triển vốn chủ yếu dựa vào ưu đãi thuế để thu hút FDI. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống thuế, cụ thể là hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn của mỗi quốc gia. Quốc gia có hiệu quả thu thuế thấp (có mức thuế suất thấp và nhiều chính sách ưu đãi khiến nguồn thu thuế thấp) sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Ngược lại, các quốc gia có thuế suất trung bình hoặc trên mức trung bình với một nguồn thu thuế lớn (mức ưu đãi thuế ít) sẽ ít bị ảnh hưởng việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển có thể là bên hưởng lợi nhiều hơn từ thuế tối thiểu toàn cầu. Ngoài ra có thể khiến dòng vốn FDI có những xáo trộn trong ngắn hạn. Đối với trong nước, khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động cả tích cực và tiêu cực. Ở góc độ tích cực, việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nói riêng; góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá... của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Hướng ngược lại, sức cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi chính sách ưu đãi thuế thay đổi. Việc áp dụng các quy tắc Chống xói mòn cơ sở toàn cầu (Globe) có thể làm phát sinh các chi phí cải cách hệ thống quản lý thuế. Thùy Linh (ghi) |
Về tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, theo khẳng định của giới chuyên gia, là rất rõ ràng và cấp bách, thể hiện rõ nhất trong 2 lĩnh vực: thuế và thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện đang có hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á. Cụ thể, trong nhiều năm qua, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký của ba nước này chiếm tới gần một nửa tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Singapore nhấn mạnh, Quy tắc Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào cuối năm 2023 là một thời cơ vô giá cho Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI. Nó không chỉ giúp Việt Nam có tư duy và tầm nhìn mới mà còn có nguồn lực dồi dào, khả năng gắn kết sâu sắc hơn với các nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn mới này.
Cơ hội tăng thu ngân sách và hạn chế trốn tránh thuế
Theo ông Phan Đức Hiếu, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, tác động chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến nước ta là có. Hiện nay, ưu đãi thuế của Việt Nam cho đầu tư phổ biến là: ưu đãi thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mới, đầu tư mở rộng; miễn 4 năm, giảm 9 năm; miễn 2 năm, giảm 4 năm. Một số tính toán cho thấy, trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%. Trong đó, một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %. “Khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng thì có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Hiệu lực chính sách ưu đãi đầu tư sẽ bị giảm trong nhiều trường hợp”, ông Phan Đức Hiếu phân tích.
Ở một góc độ khác, ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, chính sách thuế này khi được áp dụng sẽ tác động trước hết đến doanh nghiệp FDI đầu tư lớn; tác động đến thu hút mới các dự án đầu tư. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tác động cả đến dự án FDI đã, đang hoạt động tại nước ta đang trong thời kỳ hưởng chính sách ưu đãi và có thể ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhà đầu tư đang hoạt động.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định, ngoài tác động tiêu cực, thì chính sách thuế này có cơ hội tăng thu ngân sách và hạn chế trốn tránh thuế, hạn chế tình trạng các quốc gia cạnh tranh thu hút đầu tư theo cách “đưa nhau xuống đáy”.
Dưới góc độ quản lý thuế, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, năm 2022, Tổng cục Thuế kết hợp với Công ty Ernst & Young Việt Nam rà soát được 1.015 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có doanh thu trên 750 triệu Euro (theo báo cáo tài chính năm 2021). Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu cục thuế địa phương rà soát chế độ đối với các doanh nghiệp đó như thế nào. Hiện tại, có 20 cục thuế báo cáo có 400 doanh nghiệp FDI đang hưởng chế độ ưu đãi và chỉ còn 1 năm hưởng ưu đãi giảm thuế. Do đó, ông Lưu Đức Huy cho rằng việc nghiên cứu cụ thể, tính toán tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp là rất khó do mỗi doanh nghiệp có chế độ ưu đãi, thời gian đầu tư khác nhau trong khi đó thời điểm thực hiện chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là cuối năm 2023.
Năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng các nền kinh tế phát triển G20 đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp 2 Trụ cột nhằm giải quyết các vấn đề thuế phát sinh trong nền kinh tế kỹ thuật số. Cụ thể, Trụ cột 1 quy định phân bổ thuế đối với hoạt động kỹ thuật số, Trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Ông Lưu Đức Huy khẳng định, Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ Trụ cột 2 liên quan tới thuế suất tối thiểu toàn cầu. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai và Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 8/2022. Thủ tướng đã giao một Phó Thủ tướng làm tổ trưởng. Để triển khai, Bộ Tài chính cũng thành lập nhóm giúp việc, trong đó có thành phần là các đơn vị chức năng như Tổng cục Thuế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính doanh nghiệp…
"Trụ cột 2 là vấn đề mới, chúng tôi nhận thức đây không chỉ là về thuế thu nhập doanh nghiệp mà cần các giải pháp khác ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian tới, Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục lắng nghe, trao đổi ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp về các giải pháp đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam cũng như thu hút đầu tư" - đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.
Tin liên quan
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK