Huy động nợ công cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, an toàn và bền vững ngân sách
Việc huy động nợ công cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước,. ẢNh: Internet |
Cử tri TPHCM kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh việc thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ. Bên cạnh đó, cử tri đề nghị cần sớm có chính sách nới rộng trần nợ công và tăng thêm cung dòng tiền cho các ngân hàng để cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hoặc sử dụng ngân sách nhà nước cấp tiền, cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài chính cho biết, tại kế hoạch tài chính ngân sách và vay trả nợ công 5 năm (2021-2025), Quốc hội phê duyệt mức trần nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công khoảng 55% GDP và nợ Chính phủ khoảng 45% GDP; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước hằng năm không quá 25%.
Quốc hội đã phê duyệt tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước bình quân cả giai đoạn là 3,7% GDP. Theo đó, đến năm 2025, chỉ tiêu nợ công dự báo khoảng 45,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 41,6% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước cao nhất cả giai đoạn rơi vào năm 2021 là khoảng 24,8%.
Theo Bộ Tài chính, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội đi đôi với việc đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế. Chương trình này bao gồm các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19. Điều kiện thực thi Chương trình phải đảm bảo sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Trong trường hợp nâng mức bội chi ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 sẽ làm tăng tương ứng dư nợ công, nợ Chính phủ và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu an toàn nợ được Quốc hội phê duyệt, theo đó chỉ tiêu nợ Chính phủ so với GDP tiến sát, có khả năng vượt ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt (45%).
Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu đề ra hay xảy ra các cú sốc vĩ mô đòi hỏi phải tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa, các chỉ tiêu an toàn nợ có khả năng vượt các mức ngưỡng quy định, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng bền vững nợ, an ninh tài chính quốc gia.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn trước là việc tăng bội chi, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, mở rộng bảo lãnh Chính phủ để chống suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2008-2011 đã khiến cho quy mô nợ công tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân lên đến 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015, tạo ra vòng xoáy đảo nợ và áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Do đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW để từng bước kiềm chế tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2016-2020.
Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc huy động nợ công cho Chương trình trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước, nợ công trong trung, dài hạn.
Liên quan đến kiến nghị về chính sách tài khoá nghịch chu kỳ, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, để ứng phó với dịch bệnh Covid-19, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời về phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh. Chính phủ, các bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngày 14/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giao các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện Chương trình. Triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện Chương trình, dự kiến sẽ báo cáo Quốc hội khóa XV tại kỳ họp bất thường vào cuối năm nay.
Về việc sử dụng ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp, có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng gói hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vay vốn nhằm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để đề xuất chính sách cho vay cụ thể.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics