Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
Đầu tư ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả | |
Sửa đổi quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp nhà nước | |
Sáng - tối bức tranh tài chính của doanh nghiệp nhà nước |
Sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN để hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả của DNNN. Ảnh: ST |
Tạo lập khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ
Theo Bộ Tài chính, sau hơn 6 năm thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN (Luật số 69/2014/QH13) đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại DN. Với Luật số 69 và các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DNNN đã được xây dựng đồng bộ, từng bước phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế và yêu cầu đổi mới, hội nhập; đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại cơ quan nhà nước và DN, góp phần thực hiện tái cơ cấu lại các DNNN theo hướng thu gọn lại đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động và duy trì huy động cũng như đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN có thay đổi; quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn qua rà soát cho thấy đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải được rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và định hướng cơ cấu lại DNNN trong thời gian tới.
Những bất cập được Bộ Tài chính chỉ ra gồm: phạm vi điều chỉnh chưa bao gồm nội dung cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN. Việc xác định nội hàm quản lý đối với vốn nhà nước đã đầu tư vào DN chưa được xuyên suốt, còn đồng nhất vốn, tài sản của DN có vốn nhà nước đầu tư là vốn tài sản nhà nước dẫn tới còn cách hiểu, hoạt động can thiệp trực tiếp vào quản trị sản xuất kinh doanh của DN. Quá trình cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN thời gian qua chủ yếu thực hiện dưới hình thức chuyển đổi sở hữu là cổ phần hóa được điều chỉnh bởi Nghị định của Chính phủ nên tính pháp lý chưa cao. Một số nội dung về quản trị tại DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (DN F1) còn bất cập... Theo đó, việc sửa đổi Luật 69/2014/QH13 để khắc phục những hạn chế, bất cập là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Nguồn lực thu được từ cơ cấu lại vốn nhà nước sẽ đầu tư tập trung cho các DN
Việc xây dựng Luật 69/2014/QH13 (sửa đổi) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình DN, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; hoàn thiện hệ thống thể chế đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính, minh bạch, chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý, giám sát và hoạt động trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Với mục tiêu nêu trên, tại dự thảo Đề cương Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN (sửa đổi), Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư vốn Nhà nước vào DN, trong đó có xác định nội hàm quản lý đối với vốn nhà nước đầu tư vào DN với 4 nội dung chính. Theo Bộ Tài chính, việc quy định rõ vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào DN để thực hiện nghĩa vụ góp vốn chủ sở hữu Nhà nước được xác định là tài sản hoặc vốn của pháp nhân DN theo quy định của Bộ luật Dân sự, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự chủ trong hoạt động của pháp nhân là DN.
Về nguồn lực và quy trình đầu tư vốn nhà nước vào DN, Bộ Tài chính cho biết, cần rà soát, bổ sung quy định rõ nguồn lực thu được từ cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN và nguồn lợi nhuận hoặc cổ tức chia cho phần vốn nhà nước góp tại các DN phải được chuyển vào NSNN để sử dụng đầu tư tập trung cho các DN thuộc diện Nhà nước cần duy trì nắm giữ tỷ lệ 100% vốn điều lệ hoặc các DN có vốn nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực có hiệu quả hoặc có vai trò lớn đối với nền kinh tế; phần còn lại dùng để thực hiện đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong quy trình đầu tư vốn nhà nước vào DN cần quy định cụ thể hơn mức và thẩm quyền theo hướng Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vốn từ 10 ngàn tỷ đồng trở lên vào DN (tương đương mức vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia), dưới mức này sẽ do Chính phủ quy định phân cấp cho các cơ quan quyết định chủ trương đầu tư vốn vào DN (không phân biệt đầu tư vào DN thuộc Trung ương hay địa phương).
Về chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp, dự thảo Đề cương Luật cũng xác định các nguyên tắc sau: rà soát phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hóa theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về tài sản công; giá trị DN phải được định giá lại sát với thị trường thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá và làm cơ sở để xác định giá khởi điểm; việc bán cổ phần, thoái vốn phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tối đa lợi ích kinh tế - xã hội cho nhà nước; DN sau cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán...
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK