Hiện đại hóa hải quan thúc đẩy liên kết logistics vùng Đông Nam bộ
Tìm giải pháp gỡ "điểm nghẽn" để phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ Liên kết phát triển logistics – động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ |
Hải quan TPHCM làm thủ tục cho hàng hóa XNK mỗi năm trên 100 tỷ USD. Ảnh: T.H |
Liên kết phát triển hạ tầng mềm
Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Liên kết phát triển logistics – Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ ngày 8/9/2023, để chia sẻ với doanh nghiệp, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, tại quy hoạch tổng thể quốc gia đối với vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội đã xác định Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia; phát triển các hành lang kinh tế; định hướng phát triển không gian biển; định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia nâng cấp, xây dựng các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển container quốc tế.
Có thể khẳng định những định hướng phát triển logistics tạo động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ đã được định hướng và thể chế hóa đầy đủ, toàn diện trong các văn bản cấp cao nhất của Đảng và Quốc Hội. Tuy nhiên, để các định hướng và quy hoạch được triển khai hiệu quả trong thực tiễn rất cần phải có sự vào cuộc, chung tay vào cuộc thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư, phát triển hạ tầng cứng đồng bộ để tạo thuận lợi và liên kết hiệu quả trong phát triển dịch vụ logistics trên nền tảng khai thác, tối ưu các lợi thế của các tỉnh vùng Đông Nam bộ, các hoạt động liên kết phát triển hạ tầng mềm cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Theo Tổng cục Hải quan, phát triển hạ tầng mềm tức là đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh liên thông trong cải cách, thực hiện thủ tục hành chính giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, trong đó có thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan.
Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan, vùng Đông Nam bộ thuộc địa bàn quản lý nhà nước về hải quan của các Cục Hải quan: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là những cục hải quan lớn, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển thương mại xuyên biên giới của Việt Nam. Đóng góp rất lớn và quan trọng vào nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước cho ngành Hải quan.
Tiếp tục phát triển bền vững các kết quả đã đạt được, đẩy mạnh phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan toàn diện trên mọi lĩnh vực nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp thực hiện thương mại xuyên biên giới, Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia”.
Năm giải pháp trọng tâm
Chiến lược phát triển Hải quan đã xác định nhiều giải pháp mạnh sẽ góp phần thúc đẩy liên kết vùng, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển không gian kinh tế -xã hội, phát triển hành lang kinh tế… Từ những giải pháp này khi được triển khai thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thương mại xuyên biên giới nói chung và của vùng Đông Nam bộ nói riêng đang được đánh giá là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, từ đó góp phần thúc đẩy liên kết phát triển dịch vụ logistics tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho Vùng.
Một số giải pháp cụ thể đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đang và sẽ được triển khai thực hiện trong toàn ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới có tác động tích cực và trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp, đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp:
Thứ nhất, tái thiết kế hệ thống quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan làm cơ sở để xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa ngày càng cao.
Thứ hai, triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan tập trung đảm bảo cơ quan Hải quan có thể giám sát, kiểm soát hàng hóa từ đầu vào các nguồn nguyên liệu đến khi đưa vào sản xuất, chế biến, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
Thứ ba, triển khai hải quan xanh, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại hướng tới phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã mà Việt Nam đã ký kết, có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các giải pháp theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn.
Thứ tư, xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan 3 cấp (cấp Tổng cục, cấp Vùng và cấp Chi cục) theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình nghiệp vụ hải quan tập trung và quản lý Biên giới thông minh.
Thứ năm, tổ chức hoạt động của bộ máy theo hướng Hải quan Vùng. Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan theo hướng tập trung theo phương thức điện tử. Việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa cơ bản được giao cho chi cục hải quan cửa khẩu hoặc chi cục hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện.
Bên cạnh đó, tại các Cục Hải quan vùng Đông Nam bộ, Tổng cục Hải quan đã phê duyệt kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu tổng quát luôn được xác định là xây dựng cục hải quan tỉnh, thành phố chính quy, hiện đại, là một trong những đơn vị dẫn đầu các cơ quan nhà nước trên địa bàn quản lý nhà nước về hải quan trong thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính; từng bước triển khai hải quan số hướng tới hải quan thông minh; tự động hoá trong thực hiện thủ tục hải quan trên môi trường hải quan quan số, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN…
Việc xây dựng, triển khai các kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Cục Hải quan tỉnh, thành phố đến năm 2025 cùng với việc thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy và phát triển thương mại xuyên biên giới của vùng Đông Nam bộ, góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn vùng. Đây là cơ hội quan trọng đồng thời cũng là sự đóng góp rất lớn cho phát triển và liên kết phát triển dịch vụ logistics vùng Đông Nam bộ từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ theo định hướng và quy hoạch đã được đề ra.
Về kim ngạch XNK làm thủ tục tại các cục hải quan địa phương thuộc vùng Đông Nam bộ: Năm 2022 Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đạt kim ngạch XNK với 129,73 tỷ USD và là một trong 3 đơn vị có kim ngạch XNK hơn 100 tỷ USD. Các đơn vị có kim ngạch XNK lớn khác với quy mô hàng chục tỷ USD như: Cục Hải quan Bình Dương với 49,06 tỷ USD; Cục Hải quan Đồng Nai với 39,36 tỷ USD; Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu với 21,13 tỷ USD... |
Tin liên quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
09:15 | 17/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
10:28 | 12/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics