Facebook Twitter youtube Tiktok

Hải quan Hà Tĩnh đẩy nhanh thực hiện kế hoạch Hải quan số, Hải quan thông minh

(HQ Online) - Xác định mục tiêu chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, cấp bách, lâu dài và sẽ tác động mạnh mẽ đến xúc tiến thương mại, hoạt động XNK, là tiền đề quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hải quan Hà Tĩnh xác định mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc, xây dựng cơ quan số, chính quyền số, xây dựng thành công môi trường làm việc điện tử, hướng tới môi trường “phi giấy tờ” và tận dụng tối đa những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Hải quan Hà Tĩnh cùng doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế cảng biển
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 71,54% dự toán
Cục Hải quan Hà Tĩnh: Dấu ấn trên chặng đường phát triển
 Hải quan Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng hệ thống CNTT trên cơ sở đa nền tảng, có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 	Ảnh: H.Nụ
Hải quan Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng hệ thống CNTT trên cơ sở đa nền tảng, có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ảnh: H.Nụ

Hiệu quả tích cực từ ứng dụng công nghệ thông tin

Cục Hải quan Hà Tĩnh hiện có 9 đơn vị thuộc và trực thuộc. Trong hoạt động quản lý điều hành công việc, các đơn vị đều áp dụng xử lý công việc xuyên suốt và ổn định bằng kết nối mạng WAN, LAN (nhà cung cấp dịch vụ Viettel và VNPT) theo quy hoạch của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính. Ngoài ra, Hải quan Hà Tĩnh cũng được Tổng cục Hải quan trang bị 1 phòng máy chủ đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ triển khai các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của Ngành.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, Hải quan Hà Tĩnh đã ứng dụng và hoàn thành các mục tiêu cơ bản của hệ thống CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan đề ra. Theo đó đơn vị đã triển khai hiệu quả 21 hệ thống CNTT cốt lõi của Ngành đến các đơn vị trong toàn cục như: hệ thống VNACC/VCIS, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan E-customs, hệ thống quản lý phương tiện đường biển E-manifest, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý hải quan tự động VASSCM tại cảng Lào-Việt và cảng Sơn Dương...

Với việc triển khai hiệu quả các hệ thống, trong giai đoạn 2011-2020, Hải quan Hà Tĩnh đã thực hiện tiếp nhận và xử lý cho hơn 82.426 tờ khai hải quan với tổng kim ngạch XNK đạt 19,399 tỷ USD. Trong đó có 49.895 tờ khai hải quan được thông quan điện tử qua Hệ thống VNACCS/VCIS với tổng kim ngạch XNK đạt 12,335 tỷ USD; thực hiện thu nộp hơn 36.716 tỷ đồng vào NSNN (hơn 22.290 tỷ đồng được thực hiện bằng phương thức điện tử). Đồng thời, từ tháng 3/2017 đến nay, Hải quan Hà Tĩnh đã tiếp nhận và xử lý 4.930 hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cộng đồng DN với các thủ tục phát sinh chủ yếu như thủ tục hủy, sửa tờ khai hải quan, thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thủ tục sao y tờ khai hải quan bản chính do cơ quan Hải quan lưu trong bộ hồ sơ hoàn, thủ tục hoàn thuế đối với các trường hợp được xét hoàn thuế, không thu thuế theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Với những kết quả này cho thấy, công tác cải cách hiện đại hóa hải quan những năm qua cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị với những kết quả đầy ấn tượng, theo kịp sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thu hút đầu tư nước ngoài tại địa bàn Hà Tĩnh. Đặc biệt, hiện đơn vị có 12 CBCC có trình độ sâu về CNTT, kỹ năng cơ bản đủ năng lực và chuyên môn để triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Hải quan.

Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn không ngừng phát triển, số lượng tờ khai hải quan, kim ngạch, số thuế thu nộp NSNN ngày càng tăng lên. Đi đôi với đó, một số DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để trục lợi bất chính, đã đặt ra cho Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng những yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới phương thức quản lý, phương thức phục vụ nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK nhưng đồng thời kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.

Để triển khai kế hoạch chuyển đổi số, Hải quan Hà Tĩnh gặp phải không ít khó khăn như hệ thống CNTT của Ngành còn tách biệt bởi nhiều phần mềm mà chưa tích hợp vào một hệ thống dẫn tới hạn chế cho CBCC khi sử dụng, tra cứu, trong quá trình tác nghiệp; nguồn nhân lực về CNTT còn thiếu về số lượng cũng như chưa được tham gia nhiều các khóa đào tạo chuyên sâu.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về việc triển khai “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xác định việc chuyển đổi số sẽ tạo ra sự đột phá trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.

Bám sát các nội dung nêu trên và từ thực tiễn cơ sở, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã xây dựng “Kế hoạch Chuyển đổi số của Cục Hải quan Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tập trung nghiên cứu và đề ra giải pháp để triển khai toàn diện Kế hoạch này.

Một trong những mục tiêu trọng tâm Cục Hải quan Hà Tĩnh đang hướng tới là triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc, xây dựng cơ quan số, chính quyền số, xây dựng thành công môi trường làm việc điện tử, hướng tới môi trường “phi giấy tờ” và tận dụng tối đa những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.

Để thực hiện thành công việc chuyển đổi số, Cục Hải quan Hà Tĩnh xây dựng và đặt ra các giải pháp quan trọng sau:

Một là, tập trung xây dựng hạ tầng dữ liệu để chuẩn bị cho chuyển đổi số; hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng kết nối, phát triển hạ tầng thiết bị đồng thời với ứng dụng thông minh: bổ sung, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, máy chủ, máy trạm, hợp các thiết bị thông minh, thiết bị mạng thế hệ mới có tính bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng để triển khai kết nối và xử lý dữ liệu trong nội bộ cơ quan, đơn vị phù hợp với kiến trúc của ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, sẵn sàng cho việc triển khai Đề án Thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.

Hai là, tập trung triển khai ngay công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức đến CBCC trong đơn vị cũng như cộng đồng DN về mục đích, ý nghĩa và tính tất yếu của chuyển đổi số đối với việc thay đổi cơ bản, tạo ra các giá trị lớn, thiết thực trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Từ đó để các DN ủng hộ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình chuyển đổi số của ngành Hải quan; khuyến khích các DN đăng ký tham gia chuyển đổi số.

Ba là, đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số bằng việc đẩy mạnh đào tạo cho đội ngũ CBCC nắm bắt sâu các kiến thức về chuyển đổi số, có kỹ năng làm việc trên môi trường số, có kỹ năng khai thác, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu số… đề xuất cơ chế kinh phí phù hợp, kịp thời trong việc triển khai xây dựng ứng dụng CNTT, số hóa và chuyển đổi số theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo triển khai hạ tầng phần cứng, phần mềm đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Với sự nỗ lực, quyết tâm, Cục Hải quan Hà Tĩnh quyết tâm sẽ triển khai thành công kế hoạch Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng hành, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN trong thông quan hàng hóa, đảm bảo công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần giữ vững an ninh, an toàn cộng đồng trên địa bàn.

Cục Hải quan Hà Tĩnh tin tưởng khi thực hiện chuyển đổi số thành công tại đơn vị sẽ mang lại hiệu quả:

Thứ nhất, đến năm 2025 đạt 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, DN và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia; 80% hoạt động kiểm tra của Cục Hải quan Hà Tĩnh được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống CNTT; 50% hàng hóa vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan có rủi ro cao được giám sát bằng seal định vị điện tử; 100% các cửa khẩu, kho, bãi đáp ứng điều kiện được triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động để quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực giám sát hải quan bằng phương thức điện tử.

Thứ hai, đối với kiểm tra sau thông quan, tự động xác định đối tượng cần kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng mô hình tự động phân tích, đánh giá rủi ro, phân tích số liệu thống kê, các bài toán nghiệp vụ, các dấu hiệu khác thường trên hệ thống CNTT.

Thứ ba, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tự động thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin về các hoạt động XNK hàng hóa, XNC người và phương tiện thông qua thông tin tình báo, hợp tác quốc tế để lập các hồ sơ xác định trọng điểm các lô hàng có mức độ rủi ro cao theo các tiêu chí kiểm soát; tự động phân tích, cảnh báo những giao dịch bất thường trong hoạt động XNK của DN; tự động cảnh báo đến các địa chỉ cụ thể về lô hàng tình nghi và chỉ dẫn chi tiết biện pháp kiểm soát hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đo lường tuân thủ để thiết lập và triển khai các phương án kiểm soát linh hoạt hiệu quả…

Thứ tư, đến năm 2030, Cục Hải quan Hà Tĩnh hoàn thành Hải quan thông minh theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan; 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan; 100% các DN ưu tiên, DN tự nguyện tuân thủ pháp luật, DN chế xuất, DN thực hiện hoạt động gia công, sản xuất XK, kết nối chia sẻ dữ liệu quản lý sản xuất với cơ quan Hải quan; nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phấn đấu 100% các DN hoạt động XNK phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được số hóa; phấn đấu mức độ hài lòng của DN đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên đối với các chỉ tiêu chính thuộc các nội dung: Tiếp cận thủ tục hành chính hải quan, thực hiện thủ tục hành chính hải quan, sự phục vụ của công chức Hải quan trong thời kỳ chuyển đổi số chuyên nghiệp, đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng định hướng xây dựng ngành Hải quan “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”.

Đinh Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh

Cùng chủ đề: Hải quan số

Tin liên quan

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Thời gian qua, Cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp đề thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và hải quan số.
Hải quan khởi động ứng dụng Vietnam Customs Data

Hải quan khởi động ứng dụng Vietnam Customs Data

Ngày 27/6, Cục Hải quan tổ chức Lễ Khởi động ứng dụng Vietnam Customs Data. Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Hải quan Khu vực II triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW: Đồng bộ về công nghệ - quy trình - con người

Hải quan Khu vực II triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW: Đồng bộ về công nghệ - quy trình - con người

Với việc cụ thể hóa các chủ trương lớn về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cùng với sự quyết liệt triển khai đồng bộ, chuyên nghiệp, Chi cục Hải quan khu vực II quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực XVI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục.
Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Ngày 1/7/2025, được ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II Nguyễn Hoàng Tuấn đã chủ trì Hội nghị triển khai các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và công bố các Quyết định về công tác cán bộ của đơn vị.
Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực III tổ chức Hội nghị triển khai quyết về định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Chi cục Hải quan khu vực XVI có trụ sở tại tỉnh Cao Bằng, quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang mới (sáp nhập giữa tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang).
(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

Trong ngày đầu triển khai mô hình tổ chức mới, trong sáng nay 1/7/2025, hoạt động nghiệp vụ tại các điểm thông quan thuộc Hải quan Thái Nguyên (Chi cục Hải quan khu vực V) diễn ra thông suốt.
(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Quyết định 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan, các chi cục hải quan khu vực.
Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

Nhằm đảm bảo vận hành chính quyền 2 cấp, Cục Hải quan thông báo thông tin mã cơ quan Hải quan, tài khoản chuyên thu, tài khoản tạm thu, tài khoản tạm giữ, Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan Hải quan mở tài khoản của các đơn vị hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu thuộc chi cục hải quan khu vực kể từ ngày 1/7/2025.
Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Từ 5 giờ ngày 1/7, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của ngành Hải quan vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Ngoài tuyên truyền, phổ biến các quy định mới, thông qua đối thoại Hải quan Hà Nam còn lắng nghe, giải đáp vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.
Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Hải quan Hải Dương được bàn giao về trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III, trong khi Hải quan Thái Bình sẽ trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực IV.
Tập trung thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Tập trung thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục tập trung hoàn thiện các hạng mục nhằm triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh đúng kế hoạch đề ra.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử là xu thế tất yếu giúp minh bạch thị trường, giảm chi phí thương mại và tăng tính cạnh tranh.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Kể từ ngày 1/7/2025, khi cả nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được sắp xếp gồm 34 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 29 tổ chức hành chính làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập và 1 đơn vị có tính chất đặc thù.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Lãnh đạo Chi cục Hải quan khu vực XVI đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho 38 công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, đội và tương đương.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động