Facebook Twitter youtube Tiktok

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Là một trong hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) chủ lực, mỗi năm, hàng trăm nghìn tấn cá tra Việt Nam có mặt trên bàn ăn của người tiêu dùng ở hơn 140 quốc gia. Trong khi đó, cá tra vẫn chưa thật sự tìm được vị thế xứng đáng trên mâm cơm người tiêu dùng trong nước.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cp Vĩnh Hoàn
Chế biến cá tra tại Công ty CP Vĩnh Hoàn

Thị trường nội địa có đang bị lãng quên?

Nghịch lý trên đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn: Liệu thị trường nội địa có đang bị lãng quên? Vì sao một sản phẩm đạt chuẩn quốc tế lại không có chỗ đứng xứng đáng trên chính mâm cơm Việt? Vì sao cá tra vẫn bị “lép vế” trên mâm cơm nội địa. Và nếu được đầu tư đúng hướng, phải chăng đây sẽ là mảnh đất màu mỡ giúp ngành cá tra thêm một trụ cột vững chắc để phát triển bền vững?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với hơn 100 triệu dân, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chất lượng cao, tiện lợi, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một gia tăng – đặc biệt ở các đô thị lớn.

Cá tra – với những ưu thế sẵn có như giá thành hợp lý, giàu giá trị dinh dưỡng, ít xương, dễ chế biến, và đặc biệt là đã được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng trong quá trình nuôi trồng, chế biến – hoàn toàn có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm cá tra giá trị gia tăng hiện nay đã đạt đến chất lượng tương đương các dòng cá nhập khẩu, nhưng có giá bán mềm hơn rất nhiều.

Theo VASEP, sự thay đổi thói quen tiêu dùng sau đại dịch COVID-19 cũng đang mở ra cơ hội lớn cho ngành cá tra trong nước. Người tiêu dùng giờ đây ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thể bảo quản lâu, dễ chế biến, đóng gói sạch sẽ, truy xuất được nguồn gốc. Đây chính là thế mạnh của cá tra đông lạnh và các sản phẩm chế biến sẵn từ cá tra.

Dù tiềm năng là vậy, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là cá tra vẫn chưa hiện diện một cách rõ nét trong đời sống tiêu dùng hiện đại.

Tại các siêu thị lớn, cá hồi Nauy, cá tuyết, cá basa nhập khẩu - các loài cá thịt trắng có nhiều điểm tương đồng với cá tra, thường chiếm vị trí trung tâm của các gian hàng thủy sản. Trong khi đó, cá tra – nếu có – thường nằm khiêm tốn ở những góc nhỏ, với bao bì sơ sài, ít thông tin và không tạo được sự thu hút về hình ảnh.

Đáng nói hơn, sự vắng bóng của các thương hiệu cá tra nội địa mạnh khiến người tiêu dùng thiếu niềm tin và sự gắn bó. Một số doanh nghiệp xuất khẩu có đầu tư quay lại thị trường trong nước nhưng dừng lại ở quy mô thử nghiệm, thiếu chiến lược lâu dài trong khi thị trường nội địa phải là một thị trường cần chăm sóc chuyên nghiệp và bài bản.

Mở rộng thị phần nội địa

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp thủy sản xác định, ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, cần phải mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Sau thương vụ hợp tác với Bách Hóa Xanh từ tháng 3/2023, các dòng sản phẩm của Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) được đánh giá đã có độ nhận diện cao hơn và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong nước.

Ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Navico cho rằng: “Sản phẩm cá tra, cá ba sa của Navico đã có mặt hơn 100 quốc gia trên thế giới, thực sự chúng tôi là những người bán buôn, và mối lương duyên với Bách Hóa Xanh lần này là cơ hội hợp tác để bổ sung ngành hàng bán lẻ nhằm đưa sản phẩm mang tầm quốc tế đến tay người tiêu dùng trong nước”.

Là một doanh nghiệp thuỷ sản sản xuất quy mô lớn, song hiện nay, doanh thu thị trường nội địa của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chỉ chưa đến 1% tổng doanh thu. Cũng giống như Navico, để gia tăng thị phần tại thị trường nội địa, cuối tháng 3/2024, Bách Hoá Xanh đã ký kết hợp tác chiến lược với Minh Phú để bán sản phẩm tôm tiêu chuẩn xuất khẩu trong chuỗi gần 1.700 cửa hàng bán lẻ của họ. Qua đó, phía Minh Phú hướng đến mục tiêu bán 3.000 tấn tôm/năm với doanh thu 500 tỷ đồng trên thị trường trong nước.

Theo VASEP, muốn cá tra nội địa phát triển, điều đầu tiên cần làm là tái định vị hình ảnh cá tra trong mắt người tiêu dùng Việt. Không chỉ đơn giản là thay đổi mẫu mã bao bì, điều cốt lõi là truyền thông lại câu chuyện về một dòng sản phẩm “tự hào Việt Nam” – được nuôi trồng, sản xuất với công nghệ hiện đại, kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Việc xây dựng một hệ sinh thái thương hiệu bài bản – từ nhận diện, truyền thông đến dịch vụ hậu mãi – sẽ là chìa khóa giúp cá tra dần khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng Việt. Và quan trọng hơn, nó giúp phá vỡ tư duy “cá tra là món ăn bình dân” để hướng đến một hình ảnh tích cực, hiện đại, xứng tầm với những gì ngành cá tra đã và đang làm được.

Ngành cá tra Việt Nam đã có những bước tiến ngoạn mục trên thị trường quốc tế, trở thành biểu tượng cho năng lực chế biến và XK thủy sản của cả nước. Nhưng để thật sự phát triển bền vững, ngành cần một “chân trụ” tại chính quê hương mình.

Lê Thu

Tin liên quan

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Anh chính thức loại Việt Nam khỏi danh sách miễn trừ biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan mới do thị phần vượt ngưỡng quy định.
Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những thành tích ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà phục hồi của đất nước. Trong đó, thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì ở mức 7,63 tỷ USD đã hỗ trợ ổn định cán cân vãng lai và tỷ giá, giúp kiểm soát lạm phát.
Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Đánh giá của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, nhờ có chiến lược đa dạng hóa thị trường của DN, hoạt động XNK đã có bước tăng trưởng đáng kể. Điều này vẫn đưa tỉnh Hà Tĩnh nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 sau Thanh Hóa và Nghệ An.
Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Hoạt động XNK 6 tháng đầu năm 2025 qua địa bàn Lạng Sơn diễn ra sôi động, có thời điểm vượt mốc 1.900 xe/ngày. Kết quả này khẳng định định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đang đi đúng hướng với những điểm sáng vượt bậc.
Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Ngành điều Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm 2025, với những số liệu xuất khẩu khả quan được ghi nhận trong nửa đầu năm. Đặc biệt, Trung Quốc đã nổi lên như một động lực chính, tạo nên cú bứt phá mạnh mẽ cho hạt điều Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trường hai con số, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu gần 7 tỷ USD.
FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI vào Việt Nam nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32,6% nhờ dòng vốn đổ mạnh vào chế biến, chế tạo và bất động sản, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục được củng cố.
3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025, ngày 5/7, Cục Thống kê, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản đánh giá tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Năm 2025, ngành rau quả Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2024. Để chạm tới con số này, 6 tháng cuối năm 2025, ngành rau quả phải thu về thêm 4,55 tỷ USD đến 4,9 tỷ USD. Tuy nhiên, bức tranh nửa đầu năm lại không mấy sáng sủa khi tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 3,05 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một "chặng nước rút" đầy áp lực và được giới chuyên gia nhận định là "khó về đích".
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành cà phê Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu 5,45 tỷ USD, gần chạm mục tiêu cả năm đề ra. Với mức tăng trưởng 67,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, cà phê Việt được dự báo sẽ bứt phá lên mốc 7,5 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu.
Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, cần nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng nông sản theo yêu cầu thị trường.
Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu (XK) thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, XK sang thị trường Mỹ đang theo chiều hướng giảm, chuyên gia dự báo nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn.
Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức khởi công công trình đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà làm việc liên ngành cho các lực lượng chức năng tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá mốc 1088/2-1089 và dự án Mở rộng đường vận chuyển hàng hoá chuyên dụng khu vực mốc 1119 - 1120 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (từ 6 làn lên 14 làn).
“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Nhật Bản mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt Nam nhưng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận. Hợp tác với các kênh bán lẻ quốc tế đang trở thành chiến lược để không chỉ bán hàng mà còn xây dựng thương hiệu bền vững.
Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu kéo dài và giá mủ neo cao, các “ông lớn” ngành cao su Việt Nam không chỉ củng cố vị thế xuất khẩu mà còn tăng tốc chuyển đổi quỹ đất sang phát triển khu công nghiệp, mở ra những cơ hội lợi nhuận mới và bền vững.
Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK, cũng như giảm chi phí logistics trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các giải pháp tạo thuận lợi cũng như chiến lược thay đổi mô hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp logistics đã được các doanh nghiệp XNK quan tâm.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Từ 1/7, Anh loại thép Việt khỏi diện miễn trừ tự vệ, áp hạn ngạch mới.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Ngày 4/7/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2371/QĐ-BTC công bố 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuôc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Dự án Luật Thương mại điện tử dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Phiên bản di động