Gập ghềnh cuộc sống người chuyển giới
Khó trăm bề
Tâm sự về những khó khăn gặp phải, bị kỳ thị khi sinh ra không may mắn có giới tính như những người bình thường, bạn Chu Thanh Hà 26 tuổi ở Hà Nội tâm sự, khi bản thân giải bày với bố mẹ về giới tính thật của mình, nhận được thái độ vừa đau đớn vừa dửng dưng của bố mẹ nên cảm thấy rất áp lực và chán nản.
Còn bạn N.T.M- 19 tuổi- TPHCM cho biết cô là người chuyển giới từ nam sang nữ. Vì hay chơi các trò chơi con gái nên M. thường bị các bạn nam trêu chọc. Một lần My mặc áo tay bồng đi học, thầy cô yêu cầu M. thay áo. Không chịu nổi áp lực và sự kỳ thị từ gia đình tới nhà trường, M. bỏ học, bị gia đình đuổi ra khỏi nhà, sống lang thang ở công viên, đường phố. Sau nhiều lần xin việc thất bại ở quán cơm và nhà hàng do bị họ xỉ nhục, M. quyết định đi hát đám ma và bán dâm.
Ngoài ra với người chuyển giới, khó khăn về việc làm cũng là điều đáng lo. Những định kiến cho rằng người chuyển giới là bệnh hoạn hoặc đua đòi, trộm cướp khiến họ khó có cơ hội xin được việc làm. Một số người xin được công việc tạm thời trong quán ăn hoặc doanh nghiệp tư nhân nhưng hầu như phải nghỉ việc sau một thời gian ngắn vì thái độ phân biệt đối xử và bất công nơi làm việc. Mặc khác, một số trường hợp do e sợ rằng sẽ không xin được việc làm và lo ngại môi trường làm việc không thân thiện với người chuyển giới nên không tích cực tìm kiếm cơ hội việc làm, chấp nhận đưa chân làm các công việc như hát đám ma, mại dâm...
Chia sẻ về thực tế này, bạn Minh Quân- TP.HCM tâm sự, từ nhỏ Quân đã có những cử chỉ, lời nói, ăn mặc giống con gái. Năm lên cấp 2, Quân có sự khác biệt về cơ thể. Em thấy vòng 1 to dần ra. Lo lắng nhưng Quân không dám nói với ai, em quyết tâm học đại học, kiếm tiền để phẫu thuật chuyển giới. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng loại khá đi phỏng vấn nhưng nhà tuyển dụng phản hồi, nếu Quân muốn vào làm việc phải thay đổi bản thân bởi vóc dáng, hình thể, lời ăn tiếng nói không phù hợp với văn hóa công ty. Quá đau đớn, Quân buộc phải tìm cách tăng cân. Em ngày đêm ăn uống, tập luyện để tăng từ 45 kg đến 75 kg trong vòng 1 năm. Em học cách cư xử, đi đứng nói năng như một người đàn ông.
Từ đó bản thân Quân phải đối mặt với nhiều vấn đề. Quân bị kỳ thị và cảm thấy mình bị tước đi cơ hội học hành, cơ hội làm việc và cơ hội thể hiện. “Khao khát tìm lại chính mình, em đã tự sử dụng thuốc nội tiết tiêm nhưng bị áp xe. Khi cầm thuốc đến cơ sở y tế, họ không tiêm, họ quay lại nhìn em với ánh mắt khinh bỉ”, Quân nghẹn ngào nói. Hiện tại, Quân đã làm giảng viên của một trường đại học nhưng vẫn chưa dám công khai giới tính thật, chỉ số ít người biết Quân mang hình dáng nam nhưng thực tế là nữ. Số người chia sẻ thì ít mà số người trêu chọc lại quá nhiều. Mỗi lần trao đổi công việc, họ lại đem vấn đề chuyển giới của Quân ra chế giễu.
Cũng đau đớn khi phải tự tay tiêm hóc môn để duy trì giới tính, Chu Thanh Hà kể: Em luôn cảm thấy đơn độc và khó khăn khi sử dụng hóc môn. Nhớ lại cảm giác khi em tự cầm ống tiêm tiêm vào đùi mình em cảm thấy không gì đau đớn hơn.
Theo tâm sự của Quân và Hà và nhiều người chuyển giới khác do luật pháp Việt Nam chưa cho phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính trong nước nên họ buộc phải ra nước ngoài phẫu thuật với chi phí cao (khoảng 80-100 triệu). Sau đó khi về nước người chuyển giới lại phải đối diện với nỗi lo sức khỏe khi hàng ngày phải sử dụng hóc môn để duy trì giới tính song lại không có nhân viên y tế trợ giúp (vì luật chưa cho phép) mà thường phải tự tiến hành tiêm hoặc người nọ tiêm cho người kia nên rất lo sợ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình tiêm.
Ngoài những vấn đề nêu trên, người chuyển giới còn gặp hàng loạt khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn Tú Anh- Hà Nội chia sẻ, sau khi chuyển giới, chị đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, như khi đi máy bay, khi giao dịch ngân hàng, khám nghĩa vụ quân sự… Vì giấy tờ giới tính là nam, nhưng bề ngoài là nữ, nên Tú Anh phải giải thích rất nhiều mới được chấp nhận. Vì thế, Tú Anh mong muốn xã hội chấp nhận, Luật phẫu thuật chuyển giới sớm thông qua và tạo một lối mở cho những người chuyển giới.
Khao khát được chuyển giới tại Việt Nam
Thông tin về tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người chuyển giới, bà Lương Bích Ngọc- Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường cho biết, sự kỳ thị phân biệt đối xử và bạo lực với người chuyển giới khá phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng hơn so với người đồng tính hoặc người có quan hệ cùng giới nói chung. Bên cạnh việc kỳ thị do có quan hệ đồng giới họ còn bị phản ứng từ gia đình, bạn bè, cộng đồng do sự thể hiện giới tính khác với vai trò được xã hội mong đợi, thể hiện qua cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và điệu bộ.
Quan niệm của nhiều người trong xã hội vẫn cho rằng người chuyển giới là "bệnh" hoặc "a dua". Phản ứng của gia đình khi con cái bộc lộ bản dạng giới thường là phản đối và mong một ngày nào đó con sẽ biểu hiện giới tính đúng với mong đợi của xã hội. Do vậy bà Ngọc mong muốn rằng dư luận xã hội sẽ có cách nhìn khác, khách quan, cảm thông và nhân văn hơn với những người chuyển giới để họ được sống đúng với giới tính thật bản thân và tận hưởng niềm vui hạnh phúc như những người bình thường.
Còn ông Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Bộ Y tế cho biết, theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện có. Những người này, cơ thể sinh học là nam nhưng trong suy nghĩ và hành động lại ngược lại.
Được biết hiện chưa có Luật chuyển đổi giới tính và còn thiếu cơ chế pháp lý đối với người chuyển giới về đăng ký hộ tịch, kết hôn, tham gia nghĩa vụ quân sự... do vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch dân sự, trong cuộc sống hàng ngày.... Bên cạnh đó do Luật chưa quy định người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính trong nước nên người có nhu cầu phải ra nước ngoài chuyển giới (cả nước hiện có 500 đến 1.000 người ra nước ngoài thực hiện), phần lớn phẫu thuật chui nên chịu nhiều tốn kém về kinh tế, nguy cơ rủi ro cao về sức khỏe.
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, về y học, Việt Nam có thể thực hiện được kỹ thuật phẫu thuật chuyển đổi giới tính nhưng Quốc hội có thừa nhận hay không cần phải xem xét, phân tích kỹ cả về pháp luật đạo đức, khoa học và thực tiễn.
Cũng theo vị Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Bộ Y tế, dự kiến năm 2018, Luật chuyển đổi giới tính sẽ trình quốc hội. Nếu thuận lợi, cuối năm 2018 Luật sẽ được ban hành, khi đó người chuyển giới được phép thực hiện chuyển đổi giới tính trong nước với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. "Khi người chuyển giới thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính, có xác nhận của cơ quan y tế, họ sẽ phải thay đổi một loạt các quan hệ dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, hộ tịch kèm theo", ông Nguyễn Huy Quang nói.
Hành trình để Luật phẫu thuật chuyển đổi giới tính được thông qua còn rất gian nan, song những người chuyển giới như Quân, như Tú Anh, Thanh Hà... thấu hiểu hơn ai hết nỗi đau mà những người chuyển giới như họ đang phải chịu đựng nên họ mong mỏi lãnh đạo Bộ Y tế cho phép trẻ xác định lại giới tính trước tuổi dậy thì để có biện pháp y học can thiệp kịp thời.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics