Gạo đối mặt khó khăn
Đáng lưu ý, từ vị trí dẫn đầu những năm trước, Trung Quốc nay đã tụt xuống vị trí thứ 7 trong các thị trường XK gạo của Việt Nam. 5 tháng đầu năm, XK gạo sang Trung Quốc giảm tới 95,14% về lượng và 95,48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, khiến giá trị XK gạo sang thị trường này chưa đạt 30 triệu USD. Lý do được chỉ ra cho sự sụt giảm nghiêm trọng nêu trên tại thị trường láng giềng tỷ dân là bởi, từ tháng 6/2018 đến nay, Trung Quốc đánh thuế NK gạo Việt Nam ở mức 50%. Đó là chưa kể, trong số 156 DN XK gạo của Việt Nam, Trung Quốc chỉ cấp giấy phép cho 22 DN.
Dự báo, tính tới hết quý II, XK gạo cũng chưa thấy dấu hiệu gì lạc quan bởi ngoài khó khăn tại thị trường Trung Quốc, gạo Việt XK còn phải đối mặt không ít thách thức, rào cản khác. Điển hình có thể kể đến, nhiều thị trường khác như Philippines, Indonesia... đã nhập nhiều gạo trong năm trước và chưa có nhu cầu nhập thêm. Mới đây, Chính phủ Bangladesh cũng đã quyết định nâng thuế NK gạo từ 28% lên 55%. Một quốc gia khác trong khu vực là Malaysia vừa tăng thêm 5% diện tích trồng lúa nhằm thực hiện mục tiêu giảm phụ thuộc vào gạo NK...
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn tự hào đứng nhất nhì thế giới về XK gạo. Tuy nhiên, thời gian gần đây mọi thứ ngày càng có nhiều khó khăn, thách thức hơn. Trong bối cảnh không ít quốc gia đẩy mạnh vấn đề tự chủ, giảm phụ thuộc nguồn gạo NK; đồng thời cạnh tranh với các đối thủ XK gạo "nặng ký" như Ấn Độ, Thái Lan cũng trở nên gay gắt thì cách ứng phó của ngành gạo Việt cũng phải có sự đổi thay mạnh mẽ, kịp thời hơn.
Câu chuyện chốt lại vẫn là bên cạnh đợi trông vào những nỗ lực đồng hành, gỡ khó về chính sách, thị trường từ các cơ quan quản lý, DN XK gạo cần cơ cấu lại các sản phẩm XK, tiếp tục đầu tư tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa liên kết với nông dân, hình thành chuỗi sản xuất khép kín, từ đó ngày càng nâng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Những điều này không chỉ đúng với riêng ngành lúa gạo mà sẽ là bài học nhãn tiền cho hầu hết ngành hàng nông sản XK chủ lực khác trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một mạnh mẽ, mức độ cạnh tranh ngành hàng ngày một khốc liệt hiện nay.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics