EVN tăng giá điện, doanh nghiệp đau đầu tìm giải pháp
Nhiều doanh nghiệp gặp khó
Với việc điều chỉnh tăng giá như hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 100,94 đồng/kWh. Việc điều chỉnh giá điện áp dụng chính thức từ ngày 10/5, tức là sau hơn 7 tháng tăng 4,8% ở lần gần đây nhất vào ngày 11/10/2024, giá điện tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 4,8%.
Như vậy kể từ đầu năm 2023, EVN đã có 4 lần điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng 3%, 4,5% và 4,8% và lần này tiếp tục ở mức 4,8%. Tính từ năm 2023 trở lại đây, giá điện đã tăng tới hơn 17%.
![]() |
EVN tăng giá điện, nhiều doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất |
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, việc giá điện tăng sẽ giảm bớt áp lực cho ngành điện, tuy nhiên, gánh nặng lại chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp chịu sức ép từ thị trường xuất khẩu, phải ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ.
Theo đó, các doanh nghiệp logistics có hệ thống kho lạnh sẽ nhanh chóng cảm nhận áp lực tăng giá điện. Kho lạnh và bãi container phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện công suất lớn để duy trì nhiệt độ âm sâu, khiến chi phí vận hành đội lên tới 30–40% tổng chi phí.
Một cơ sở kho lạnh ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, chi phí điện tháng trước tăng gần 15% so với tháng liền kề. Để bù đắp, họ đã áp dụng phụ phí nhiên liệu và tăng nhẹ phí lưu kho, đồng thời khảo sát gói dịch vụ mua điện tái tạo với giá ưu đãi từ các công ty năng lượng mới.
Trong lĩnh vực dệt may, hoạt động vận hành máy móc liên tục khiến chi phí điện chiếm khoảng 12–15% tổng chi.
Theo Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, ngành dệt may – vốn sử dụng máy móc và năng lượng cao trong các công đoạn như dệt, nhuộm đang phải gồng mình vì chi phí đầu vào tăng.
“Giá điện tăng góp phần đẩy giá thành sản phẩm lên, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường quốc tế”, ông Việt cho biết.
Chia sẻ với báo Tiền Phong, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương Mại Thuận Phước cho biết, ngành chế biến thủy sản có đặc thù là sử dụng rất nhiều điện, nhất là phải duy trì liên tục kho lạnh cấp đông.
“Hiện nay, mỗi tháng doanh nghiệp phải trả trung bình khoảng 1,5-2 tỷ đồng tiền điện, phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và mức tiêu thụ điện năng thực tế. Theo tính toán của doanh nghiệp này, điều này có thể khiến doanh nghiệp phát sinh thêm khoảng cả trăm triệu tiền điện mỗi tháng”, ông Lĩnh cho biết.
Đâu là giải pháp?
Để giảm chi phí từ việc tăng giá điện, các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán, tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tăng giá bán chỉ là biện pháp cuối cùng, hầu hết các doanh nghiệp đang cố giữ giá đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời tìm cách để tiết kiệm bớt khoản chi trả tiền điện, như thay thế các thiết bị sử dụng điện nhiều, thay thế bằng các thiết bị tiết kiệm điện hoặc dùng năng lượng mặt trời.
Bà Phạm Mai Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Great Market Global Việt Nam (Hải Phòng) – một doanh nghiệp có nhiều nhà máy tại các địa phương như: Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa… Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp phải chi gần 2 tỷ đồng tiền điện. Việc giá điện lại tăng thêm 4,8%, ước tính mỗi tháng doanh nghiệp tốn thêm cả trăm triệu đồng cho biết, doanh nghiệp đã chủ động sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, lắp điện áp mái và sử dụng bình năng lượng mặt trời để đun nóng nước phục vụ quá trình nhuộm.
“Chúng tôi cũng dùng đèn Led để tiết kiệm điện, đồng thời sử dụng thiết bị tiết kiệm điện biến tần thông minh để tự điều chỉnh cường độ ánh sáng theo đúng mức sử dụng nhằm không lãng phí điện, sử dụng thiết bị điện cảm ứng để tự ngắt và bật điện khi không có người”, bà Phương nói.
Tương tự, doanh nghiệp của bà Phạm Thị Nhâm cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà, giúp giảm 3,5% tổng điện năng tiêu thụ hàng tháng.
"Sắp tới, chúng tôi sẽ yêu cầu người lao động đi làm sớm hơn vào ca sáng hoặc tận dụng nhiều hơn ca tối để tiết giảm sử dụng điện vào giờ cao điểm", bà Nhâm nói thêm.
Theo ông Nghiêm Xuân Đa Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp nên tự điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp, trong đó sản xuất vào giờ thấp điểm với giá điện là 1.300 đồng/kWh, thấp hơn gần 2/3 so với sản xuất giờ cao điểm với giá 3.640 đồng/kWh.
“Có những nhà máy hoặc có những khâu thuộc về cấu trúc công nghệ nên không thể thay đổi được, mà chỉ thay đổi giờ sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên về dài hạn, các doanh nghiệp cũng phải áp dụng công nghệ kỹ thuật cao để sử dụng ít năng lượng và tổ chức sản xuất lại cho hợp lý.
Ngoài ra, ông Đa cũng cho rằng, EVN cần phải kéo dài thời gian tăng giá điện lên để các ngành được ổn định và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, ký kết với đối tác. Khi công bố tăng giá điện cũng cần có độ trễ nhất định chứ không phải cứ ký quyết định hôm trước, hôm sau công bố áp dụng ngay, doanh nghiệp khó xoay xở kịp.
Về giải pháp lâu dài, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, cho biết, thời gian tới cần chuyển sang điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, tính đúng tính đủ chi phí, có lợi nhuận hợp lý. Biểu giá điện cũng cần sửa đổi, bỏ chi phí không minh bạch như chênh lệch tỷ giá, tách rõ các thành phần chi phí như phát điện, truyền tải, bán lẻ…
Đồng thời, ông Thỏa cho rằng, phải chấm dứt cơ chế bù chéo và xử lý chênh lệch vùng miền bằng chính sách riêng.
Tin liên quan

Vinamilk tiếp sức “Búp măng non” viết tiếp hành trình cháu ngoan Bác Hồ
10:52 | 17/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số
11:06 | 16/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Đoàn Bộ Tài chính làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn
10:23 | 15/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Tin mới

Chung kết Festival Hải quan 2025: Chuẩn bị hành trang, kỹ năng kiến thức thực tiễn cho sinh viên

Chi bộ Hải quan KCX và KCN Hải Phòng lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao

EVN tăng giá điện, doanh nghiệp đau đầu tìm giải pháp

Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Vinamilk tiếp sức “Búp măng non” viết tiếp hành trình cháu ngoan Bác Hồ

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics