“Đường lưỡi bò” trên hộ chiếu vấp phải phản ứng dữ dội
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị phát biểu với báo giới cho biết việc Trung Quốc in bản đồ , được họ gọi là "đường lưỡi bò" chiếm phần lớn Biển Đông lên hộ chiếu điện tử mới là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”. |
Các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia và Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa các vùng lãnh thổ tranh chấp trên biển và trên đất liền vào bản đồ in trên hộ chiếu phổ thông điện tử của nước này.
Truyền thông Philippines dẫn công hàm ngoại giao của Ngoại trưởng Albert del Rosario gửi tới Bắc Kinh khẳng định Manila “cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế”.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng đã lên tiếng cảnh báo tranh chấp lãnh thổ có thể biến biển Đông thành một “Palestine ở châu Á”. Bộ Ngoại giao Ấn Độ phản ứng thông qua việc đóng dấu thị thực có bản đồ Ấn Độ bao gồm các những vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Washington không chấp nhận bản đồ sai lệch in trên hộ chiếu Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định quan điểm Biển Đông là các vấn đề cần phải được thương lượng giữa các bên liên quan, giữa ASEAN với Trung Quốc và "một bức hình trên tấm hộ chiếu không thay đổi được điều đó". Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích chính trị nổi tiếng, cho rằng Trung Quốc nên rút lại mẫu hộ chiếu vì hộ chiếu là nhằm tạo sự thuận lợi về mặt ngoại giao cho công dân khi hoạt động ở nước ngoài, không phải là công cụ để một chính phủ đưa ra tuyên bố chính trị.
Nói cách khác, việc lưu hành mẫu hộ chiếu mới Trung Quốc đang gây ra sự phản tác dụng. Sự phiền toái khi sử dụng hộ chiếu mới đã khiến dư luận Trung Quốc gay gắt chỉ trích chính quyền đã hành xử thiếu thận trọng. Giáo sư Cốc Nguyên Dương, một học giả của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cũng thừa nhận thực tế hộ chiếu mới đang ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân. Trên mạng, một số người Trung Quốc chỉ trích hành động của chính phủ vừa gây phiền phức cho người dân, lại gây ấn tượng xấu với thế giới về một 'Trung Quốc bá quyền". Lujian, một blogger ở Thượng Hải viết trên blog Sina Weibo của mình. Một số cư dân mạng cho rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cần tránh tạo ra những phiền phức không đáng có cho người dân, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện chứ không phải khiến người dân phải lo ngại. Giới quan sát nhận định Trung Quốc lại thổi bùng căng thẳng với khu vực Đông Nam Á và quốc gia này sẽ rất khó khăn để tìm lại sự thân thiện một thời trên con đường Đông Nam Á đầy gập ghềnh.
Trước phản ứng gay gắt của dư luận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra lời giải thích, nói rằng đó là cải tiến về công nghệ và kêu gọi các nước không nền diễn giải quá về hình ảnh trên hộ chiếu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lý giải mục đích của hộ chiếu điện tử mới chỉ là tăng cường về tiện ích công nghệ và giúp các công dân Trung Quốc thuận tiện hơn khi xuất nhập cảnh một quốc gia.
Tuy nhiên, chừng nào tấm bản đồ vô lý nói trên còn được in trên hộ chiếu Trung Quốc, chừng đó công dân quốc gia Đông Á này còn đối mặt với nhiều khó khăn khi ra nước ngoài. Thực tế này rõ ràng là trái ngược hoàn toàn với lời giải thích của chính quyền Bắc Kinh.
P. Thùy
Tin liên quan
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics