Dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi đảm bảo rõ ràng, minh bạch, thống nhất

Dự thảo tiếp tục được tiếp thu nghiêm túc
Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội VAFIE cho biết, tại kỳ họp thứ 8, tháng 11/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Tại các phiên thảo luận nhóm tại hội trường nhiều Đại biểu Quốc hội đã có ý kiến về các nội dung của dự luật. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu các ý kiến, có báo cáo giải trình các vấn đề được các Đại biểu Quốc hội nêu và hoàn chỉnh dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Cụ thể, về lý do tiếp tục đề xuất áp thuế với nước giải khát có đường, cơ quan soạn thảo cho rằng, nước giải khát có đường là đồ uống phổ biến nhất, là nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì, và các bệnh không lây nhiễm, vì thế tiếp tục đề xuất áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường.
Liên quan đến mở rộng đối tượng chịu thuế, cơ quan soạn thảo cho rằng, tiêu chí để xác định đối tượng chịu thuế là các sản phẩm nước giải khát được liệt kê trong tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Các sản phẩm nhập khẩu thuộc các loại nước giải khát có tên theo TCVN và hàm lượng đường đường trên 5g/100ml cũng thuộc đối tượng chịu thuế. Sau một thời gian thực hiện sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất áp thuế đối với các loại đồ uống có đường được sản xuất thủ công, pha chế tại chỗ có yếu tố gây hại cho sức khỏe.
Về đánh giá tác động chính sách, việc áp thuế đối với nước giải khát có đường sẽ làm tăng giá sản phẩm, từ đó người tiêu dùng sẽ giảm tiêu thụ và chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế hoặc lựa chọn nước giải khát ít đường, giá thấp hơn, góp phần giảm tác hại và nâng cao sức khỏe. Việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế sẽ khuyến khích DN sản xuất, nhập khẩu các loại nước giải khát có hàm lượng đường thấp, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, sau giải trình của cơ quan soạn thảo, VCCI và một số hiệp hội DN đã có văn bản bày tỏ quan điểm về một số nội dung của dự thảo. Trước các ý kiến vẫn còn khác nhau, VAFIE đã tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi” với sự tham gia của các Đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, hiệp hội DN…
Tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng, dự thảo đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm túc. Đánh giá tổng quát về các tài liệu trong văn kiện dự án Luật vừa được chỉnh sửa lần 5, các nội dung của dự án Luật về cơ bản đã bảo đảm quán triệt các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu đề ra khi đề xuất xây dựng Luật.
Ông Nguyễn Văn Phụng, chuyên gia cao cấp về thuế và quản trị DN, chia sẻ, dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) lần thứ 5 cho thấy, nhiều ý kiến đã được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, chỉnh sửa, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, thống nhất, liên thông với các luật chuyên ngành. Điều này kỳ vọng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc triển khai thực hiện cũng như sự tuân thủ của người nộp thuế, hạn chế khả năng lợi dụng để gian lận thuế.
Cụ thể, ngoài các quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế, tại dự thảo mới nhất đã bao quát chặt chẽ về đối tượng không chịu thuế. Ngoài ra, các nội dung mới mang tính “kỹ thuật” rất cao mà trong thực tiễn thi hành gần 20 năm qua phát sinh nhiều vướng mắc (dù đã được chỉnh sửa trong năm 2014, 2016) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tổng kết đánh giá.
Đặc biệt, với quan điểm động viên thuế phải từ thực tiễn sản xuất kinh doanh và thị trường, việc thay đổi mức thuế suất đối với những mặt hàng gây hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu, bia) được cân nhắc rất thận trọng, kỹ lưỡng, có tính đến khả năng thích ứng của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục đề xuất 2 phương án để Quốc hội cân nhắc lựa chọn.
Cân nhắc lộ trình?
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung quan trọng tại dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi lần thứ 5 liên quan đến lộ trình và mức tăng thuế TTĐB, các quy định về thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ, rượu bia và nước giải khát có đường, lộ trình áp dụng, mức thuế…
Đồng tình cần thiết phải tăng thuế TTĐB đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe người dân, tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh hiện nay có thể cân nhắc lộ trình tăng thuế.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, đặc trưng của thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao. Thông thường có 3 phương pháp tính thuế TTĐB phổ biến như tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá tính thuế, áp dụng với các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, có chênh lệch cao về phân khúc giá thị trường; tính theo số tiền tuyệt đối trên sản phẩm hàng hóa chịu thuế (lít bia, rượu; điếu thuốc lá…) áp dụng với các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển; phương pháp hỗn hợp áp dụng tỷ lệ kết hợp với số tiền tuyệt đối, áp dụng ở các nước phát triển và đang phát triển.
Tại Việt Nam, thuế TTĐB có vị thế quan trọng trong tổng thu NSNN. Hiện hành thuế TTĐB đang áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá tính thuế. Chính sách thuế TTĐB áp dụng từ năm 1990 đến nay đã được thay đổi 12 lần. Sự thay đổi phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia; đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.
Theo Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, đối với mức thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trong đó có giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng gồm: “rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách tài chính bao gồm cả áp thuế TTĐB với đồ uống có đường”. Mục tiêu bổ sung thêm nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Theo đó, dự thảo luật lần này đã mở rộng diện chịu thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Cúc cũng cho rằng, để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, biện pháp tăng thuế TTĐB nhằm tăng giá bán, giảm số lượng sử dụng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, nhất là thanh thiếu niên chỉ là một yếu tố tác động hành vi, nên cần có thêm các biện pháp đồng bộ để định hướng thay đổi hành vi, tiêu dùng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cộng đồng.
Theo cơ quan soạn thảo, việc áp thuế đối với nước giải khát có đường sẽ làm tăng giá sản phẩm, từ đó người tiêu dùng sẽ giảm tiêu thụ sản phẩm này và chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế hoặc lựa chọn nước giải khát ít đường, giá thấp hơn, góp phần giảm tác hại của đồ uống có đường và nâng cao sức khỏe. Việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế sẽ khuyến khích DN sản xuất, nhập khẩu các loại nước giải khát có hàm lượng đường thấp, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
Bài, ảnh: Hương Quỳnh
Tin liên quan

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
08:49 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
11:36 | 06/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng
07:56 | 04/05/2025 Đối thoại

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng
07:51 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
16:20 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT
16:07 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu
09:00 | 30/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
10:29 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
09:40 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường
09:28 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan
Tin mới

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng