Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt tận dụng lợi thế xuất khẩu
![]() |
Doanh nghiệp xuất linh hoạt trước dòng chảy thương mại |
Dòng chảy thương mại bị tác động
Theo bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang với các mức thuế chưa từng có (Mỹ áp 125% cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa với mức thuế 84% cho hàng Mỹ) là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế tại Mỹ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn từ sự chuyển hướng của Trung Quốc.
Theo đó, ngành thủy sản Việt Nam cần hành động nhanh, linh hoạt và minh bạch để tận dụng “cửa sổ vàng” này, đồng thời cũng cần thận trọng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh tiêu cực.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khởi nguồn từ năm 2018, đã bước sang giai đoạn căng thẳng mới vào năm 2025 với các mức thuế trả đũa liên tục leo thang. Tính đến ngày 10/4/2025, Mỹ đã áp dụng mức thuế 125% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi tăng thêm 50% vào ngày 9/4/2025 (từ mức 104% trước đó). Động thái này là lời đáp trả trực tiếp của Tổng thống Donald Trump khi Trung Quốc từ chối rút lại mức thuế 34% áp lên hàng hóa Mỹ công bố ngày 4/4.
Đến ngày 9/4, Trung Quốc nâng mức thuế trả đũa lên 84% (tăng thêm 50% so với mức 34% trước đó), chính thức có hiệu lực từ ngày 10/4/2025.
Trước đó, vào ngày 2/4, Mỹ áp mức thuế 34% cộng dồn với thuế hiện hành 20%, đưa tổng thuế lên 54% đối với hàng Trung Quốc. Trung Quốc đáp trả bằng thuế 34% vào ngày 4/4, đồng thời cấm xuất khẩu một số nguyên tố đất hiếm và đưa 11 công ty Mỹ vào danh sách "không đáng tin cậy".
Sự leo thang này đã đẩy tổng mức thuế của Mỹ lên Trung Quốc từ mức trung bình 19,3% năm 2020 lên 125%, trong khi Trung Quốc tăng từ 21% lên 84%, đánh dấu giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến thương mại. Các biện pháp này không chỉ làm gián đoạn thương mại song phương mà còn gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, đẩy giá hàng hóa tăng và làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Đối với toàn cầu, sự dịch chuyển của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy thương mại thủy sản. Giá nguyên liệu có thể biến động khi Trung Quốc giảm nhập khẩu (4,4 triệu tấn năm 2024, giảm từ 4,6 triệu tấn năm 2023). Các nhà cung cấp lớn như Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn để chiếm thị phần tại Mỹ và EU.
Doanh nghiệp linh hoạt ứng phó
Đối với khu vực châu Á, áp lực cạnh tranh gia tăng khi Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN – những thị trường quan trọng của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến cuộc chiến giá cả, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nước xuất khẩu nhỏ hơn.
Với Việt Nam, sự suy giảm của Trung Quốc tại Mỹ mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị phần. Với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ khoảng 1,8-2 tỷ USD/năm (20% tổng kim ngạch), Việt Nam có thể tận dụng nhu cầu ổn định từ người tiêu dùng Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá tra.
Bên cạnh đó, đặt ra thách thức. Cụ thể Trung Quốc tăng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản (nơi Việt Nam chiếm 15-17% và 14-15% kim ngạch) tạo áp lực cạnh tranh lớn. Nguy cơ hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” để né thuế Mỹ cũng đe dọa uy tín và có thể dẫn đến thuế trừng phạt từ Mỹ.
Theo bà Lê Hằng, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, ngành thủy sản Việt Nam cần hành động quyết liệt.
Trong đó, tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, tập trung vào các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ và chế biến giá trị gia tăng để lấp khoảng trống Trung Quốc để lại; đàm phán với Mỹ để tránh thuế chống bán phá giá, cung cấp dữ liệu minh bạch về nguồn gốc và giá thành.
Bên cạnh đó, chuyển hướng và đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ hoặc Trung Quốc: đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, qua các FTA (EVFTA, CPTPP, RCEP) để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Chẳng hạn, tôm Việt Nam vào EU được miễn thuế, trong khi hàng Trung Quốc chịu 12-20%. Khai thác thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ để phân tán rủi ro.
Tăng cường kiểm soát hải quan, kiểm soát xuất xứ, minh bạch truy xuất nguồn để đảm bảo thủy sản xuất khẩu là 100% từ Việt Nam. Hợp tác với Mỹ để giám sát chuỗi cung ứng, tránh bị nghi ngờ lẩn tránh thuế.
Nâng cao chất lượng và thương hiệu: Đầu tư vào công nghệ chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (FDA, ASC, MSC) để tạo sự khác biệt với hàng Trung Quốc. Xây dựng thương hiệu “thủy sản Việt Nam” gắn với bền vững, sạch và minh bạch.
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững để giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.
Tin liên quan

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%
12:40 | 09/07/2025 Hải quan

Trước hợp nhất, Bắc Giang vượt Bắc Ninh về xuất khẩu
16:32 | 09/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFORGRAPHICS): 7 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD trong tháng 6/2025
09:03 | 09/07/2025 Infographics

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Chuyên gia hiến kế xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Hải quan khu vực XIX thu ngân sách đạt gần 56% trong nửa đầu năm

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn