Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm đề xuất ưu tiên tiêm vắc xin
Công ty Vissan hiện còn hơn 700 nhân viên chưa được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh N.Trí |
Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho biết, công ty đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành mục tiêu kép (vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất). Mặc dù gặp một số khó khăn do trước đó công ty có xuất hiện một số ca mắc Covid-19 khi tiến hành xét nghiệm định kỳ, tuy nhiên với sự hỗ trợ của chính quyền và cơ quan y tế địa phương, Vissan đã tập trung xử lý và nhanh chóng duy trì ổn định hoạt động.
Hiện nay, sản lượng thực phẩm tươi sống đã cung ứng đạt 80% so với trước đây. Dự kiến trong khoảng 2 đến 3 ngày tới, nguồn thực phẩm tươi sống sẽ cung ứng đạt mức ổn định 100% và từ ngày 15/8 đến 20/8, mặt hàng thực phẩm chế biến sẽ cung ứng đảm bảo sản lượng như trước.
Tuy nhiên, để duy trì sản xuất, lãnh đạo Vissan đề xuất cần ưu tiên tiêm vắc xin cho 100% người lao động tại công ty vì hiện nay vẫn còn hơn 700 nhân viên chưa được tiêm vắc xin mũi 1.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – thực phẩm TPHCM cho rằng, việc chậm trễ tiêm vắc xin khiến DN đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, điều này đang tạo áp lực rất lớn cho chuỗi cung ứng của ngành. Bởi, các DN chưa được tiêm này là các đơn vị sản xuất, cung ứng nguyên liệu chủ lực nhóm hàng thực phẩm thiết yếu của ngành.
Ngoài ra, đại diện Công ty Vifon kiến nghị xem xét với các DN sản xuất hàng thiết yếu có cần thực hiện “3 tại chỗ” hay triển khai sản xuất bằng cách nào đó để giúp DN khôi phục được năng lực 100%, giải toả các đơn hàng đang bị thiếu. Bà Bùi Phương Mai, Chủ tịch HĐQT Công ty Vifon cho biết, để bố trí đúng theo phương án sản xuất "3 tại chỗ", số lượng công nhân làm việc hiện giảm từ 1.300 xuống còn khoảng 500, kéo theo sản lượng sụt giảm rất nhiều.
Theo đó, nếu cứ kéo dài "3 tại chỗ" sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Hiện Vifon đang xuất khẩu ra nhiều thị trường nhưng nếu năng lực sản xuất không đủ thì nhiều khả năng DN sẽ bị phạt hợp đồng, thậm chí mất thị trường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ trên địa bàn TPHCM ngày 6/8/2021. Ảnh Cao Thăng |
Ngày 6/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid -19 và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch, đồng thời lắng nghe những khó khăn, vướng mắc về thực hiện mô hình “3 tại chỗ” tại một số DN sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực của TPHCM.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị TPHCM khẩn trương tiêm vắc xin cho người lao động tại những DN sản xuất quan trọng. Để làm nhanh, ngành y tế TPHCM có thể linh hoạt, giao trực tiếp số lượng vắc xin cho từng DN. Chẳng hạn Công ty Vissan còn 700 công nhân chưa được tiêm ngành y tế cần mạnh dạn giao cho DN đủ số lượng, đề nghị họ quản lý và chịu trách nhiệm truớc cơ quan chức năng khi sử dụng vắc xin vào đúng mục đích, đúng đối tượng.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu tại thời điểm này là chúng ta phải duy trì được sản xuất và phân phối những mặt hàng thiết yếu nhất để phòng chống dịch như trang thiết bị, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm và vận chuyển hàng hoá. Để làm được, TPHCM cần xem các DN này là đối tượng ưu tiên đặc biệt vì họ đang lo miếng ăn cho người dân, không phải DN bình thường, từ đó xây dựng các tiêu chí ứng xử đặc thù, chăm chút tốt hơn cho DN để họ vững tâm sản xuất, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sản xuất bị tê liệt.
Chia sẻ những khó khăn của DN, người lao động khi phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” trong một thời gian dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý, cần phân chia ca, kíp, nhóm sản xuất theo khu vực cư trú của người lao động, đặc biệt phải nắm sát công nhân ở “vùng xanh”, “vùng đỏ”; tìm kiếm những khu nhà trọ, khách sạn, ký túc xá, tổ chức đưa đón an toàn cho người lao động từ nơi ở đến nơi sản xuất.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết, sẽ tạo điều kiện để các DN phối hợp với cơ sở y tế địa phương hoặc y tế tư nhân có thể tổ chức tiêm ngay tại DN, bảo đảm quy trình an toàn, minh bạch, đồng thời đề nghị lãnh đạo UBND TPHCM cân nhắc việc để DN có trách nhiệm phối hợp với y tế địa phương hoặc y tế tư nhân theo dõi sức khỏe người lao động 14 ngày còn lại sau khi cách ly tập trung.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điểm mới trong chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh
16:08 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics