Doanh nghiệp nhà nước mở rộng sản xuất, xuất khẩu
Thị trường năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Vinatex |
Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) trong năm 2022 đã đạt kết quả kinh doanh khá khả quan với lợi nhuận toàn Tổng công ty ước đạt 283 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch. Khối lượng gạo xuất khẩu toàn Tổng công ty ước đạt 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 310 triệu USD, bằng 105,27 % kế hoạch.
Năm 2023, đại diện Vinafood 1 nêu rõ, Tổng công ty sẽ nỗ lực duy trì vị thế là một trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn. Trong đó, các giải pháp cụ thể được đưa ra là kiên trì đàm phán nợ với Cuba để giữ được thị trường; tăng cường làm việc, trao đổi để tháo gỡ vướng mắc và giữ vững quan hệ với đối tác Iraq; theo sát chính sách và nhu cầu của các thị trường Philippines, Malaysia để gia tăng lượng gạo trúng thầu. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng sẽ chú trọng các giải pháp về đối ngoại, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường thương mại, thị trường bán lẻ tại nước ngoài theo hướng gia tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao trong cơ cấu xuất khẩu.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo Vinafood 1 cũng thẳng thắn nhìn nhận, kinh tế thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn khi phải cùng lúc đối mặt với những vấn đề rất khó giải quyết là suy giảm kinh tế đi liền với lạm phát tăng cao; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng mới.
Tình hình này ảnh hưởng tới Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2. Hiện doanh nghiệp này đang xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng 2,8 – 3 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, doanh số trên 30.000 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến năm 2021, Vinafood 2 liên tục chìm trong thua lỗ, nhưng đã khởi sắc với khoản lãi hơn 88 tỷ đồng trong năm 2022. Theo Vinafood 2, đây là kết quả của những giải pháp thích ứng với thị trường mới sau đại dịch bằng những biện pháp linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Do đó, thành quả này cần được nỗ lực phát huy trong năm 2023.
Trong lĩnh vực dệt may, nhận định “sóng gió” của năm 2022 vẫn còn, dự báo tổng cầu về sản phẩm dệt may trên thế giới chỉ tăng trưởng từ 2,5-4%, tuy vậy theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đa số các đơn vị mới có đơn hàng hết tháng 2/2023 nhưng dự báo các đơn hàng của ngành may sẽ phục hồi vào quý 2/2023, dù sẽ phải cạnh tranh gay gắt về giá từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì thế, để ứng phó với khó khăn và đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm, đảm bảo dòng tiền và chuẩn bị nguồn lực đón đầu khi thị trường ấm lên, Vinatex đã đề ra nhiều kế hoạch.
Cụ thể là đẩy mạnh phát triển chuỗi sản xuất sản phẩm dệt kim của Tập đoàn. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp sản xuất vải và may trong Tập đoàn chủ động nguồn cung nguyên liệu, giảm tồn kho sợi, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng của chuỗi. Ngoài ra, ông Hiếu cho hay, các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên bám sát thị trường, khách hàng và kế hoạch sản xuất để ra quyết định nhanh trong việc nhận đơn hàng và chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường trong điều kiện phù hợp với nguồn lực sản xuất của nhà máy; tập trung cải thiện hệ thống sản xuất, nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị sản xuất, tích cực thực hiện chuyển đổi số và ưu tiên giữ chất lượng sản phẩm sợi để tạo được lợi thế cạnh tranh sợi Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, để mở rộng xuất khẩu, các doanh nghiệp phải nghiên cứu các mặt hàng mới, thị trường mới để đón đầu xu hướng sản xuất xanh tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng lớn, thị trường lớn.
Tương tự, với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem), năm 2023, Vinachem đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 63.100 tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2022. Theo ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐTV Vinachem, để đạt được kết quả trên, Tập đoàn sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời tích cực tham gia sâu vào thị trường thế giới bằng cách tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để tìm hiểu nhu cầu, tiếp cận khách hàng và quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho bạn hàng, từ đó giữ và tăng thị phần xuất khẩu.
Còn tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), đại diện lãnh đạo doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh đến giải pháp nghiên cứu phát triển và mở rộng các thị trường tiềm năng, ổn định đầu mối kinh doanh xuất khẩu cà phê bao gồm cả chế biến sâu và cà phê nhân xanh tại Công ty mẹ. Giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ đà xuất khẩu, mà còn nhằm đạt mục tiêu doanh thu năm 2023 là 1.960 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 13,5 tỷ đồng, khắc phục kết quả kinh doanh thua lỗ năm 2022.
Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước liên tục ổn định, cơ bản hoàn thành kế hoạch hàng năm; tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển; tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên; chưa phát sinh dự án đầu tư có nguy cơ rủi ro cao gây thua lỗ lớn, thất thoát vốn nhà nước. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đẩy mạnh đầu tư phát triển, nhất là các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, hiệu quả, lan tỏa cao, ứng dụng công nghệ, tập trung vào các ngành chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK