Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước chuyển biến tích cực
Các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su. Ảnh minh họa: ST |
88 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh doanh thu
Báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2021, có 30 DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư 137 dự án ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các công ty con cấp 1, cấp 2. Có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su và các lĩnh vực khác (khai thác khoáng sản; nông nghiệp; xây lắp, thương mại, vận tải hàng không…). Trong đó, dầu khí, viễn thông và trồng, chế biến mủ cao su của 3 tập đoàn là các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, chiếm 96% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài.
Về tình hình thu hồi vốn, báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021, số vốn thu hồi từ các dự án đầu tư ra nước ngoài là 509,75 triệu USD, trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 278,56 triệu USD, chủ yếu là từ các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty như: PVN (288,34 triệu USD), Viettel (147,12 triệu USD), Tổng công ty Hàng không (35 triệu USD), VRG (13,89 triệu USD), Tập đoàn Điện lực (8,3 triệu USD), còn lại 6 doanh nghiệp khác thu hồi 1,56 triệu USD. Lũy kế đến ngày 31/12/2021, có 62 dự án đầu tư ra nước ngoài của 14 doanh nghiệp đã phát sinh thu hồi vốn đầu tư với tổng số vốn đã thu hồi lũy kế là 3.641,43 triệu USD (bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1.744,5 triệu USD), bằng 55% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.
Năm 2021, có 88 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh doanh thu với tổng doanh thu là 7.786,56 triệu USD, tăng 40% so với năm 2020. Trong đó, 62 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận sau thuế là 810,2 triệu USD, tăng 90% so với năm 2020.
87% số lỗ đến từ các dự án trong lĩnh vực viễn thông
Tuy nhiên, bên cạnh các dự án báo cáo có lãi, Chính phủ cho biết vẫn có 30 dự án bị lỗ với tổng số lỗ phát sinh trong năm là 335,53 triệu USD, tăng 42% so với số lỗ của các dự án báo lỗ năm 2020. Số lỗ từ các dự án trong lĩnh vực viễn thông (8 dự án viễn thông bị lỗ với tổng số lỗ là 293,32 triệu USD, chiếm tỷ trọng 87%) chủ yếu là lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các dự án tại thị trường Myanmar của Viettel (246,98 triệu USD) do thị trường Myanmar có chính biến, cùng với đó, tỷ giá biến động mạnh và lỗ kinh doanh tại thị trường Tanzania là 43,93 triệu USD do chính sách thắt chặt quản lý thông tin thuê bao của chính phủ và các loại thuế, phí cao. Như vậy, đến cuối năm 2021, vẫn còn 44 dự án có lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 1.335,10 triệu USD, giảm 2 dự án nhưng tăng 164,04 triệu USD so với năm 2020.
Theo đánh giá của Chính phủ, trong năm 2021, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài có sự chuyển biến tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng so với năm 2020 (tương ứng tăng 40% và 90%), số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam cũng tăng so với năm 2020 (gấp 2,4 lần năm 2020). Kết quả thu hồi vốn về Việt Nam của các dự án tăng mạnh (tăng 261 triệu USD), gấp 2 lần so với năm 2020.
Về hiệu quả của các dự án, sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, an toàn... tại các địa bàn đầu tư; một số lĩnh vực đầu tư có độ rủi ro cao (tìm kiếm thăm dò dầu khí, khai thác khoáng sản...); các cơ chế, chính sách, pháp luật tại quốc gia đầu tư thay đổi, tại một số quốc gia pháp luật chưa minh bạch, nội dung thiếu nhất quán; khả năng dự báo và xây dựng dự án đầu tư còn hạn chế, chưa lường hết các vấn đề phát sinh... đã tác động, ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của dự án. Các dự án đầu tư ra nước ngoài có lỗ phát sinh, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ kiến nghị Quốc hội thúc đẩy quan hệ ngoại giao cấp nhà nước giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước (như tại Lào, Campuchia, Myanmar) để kiến nghị nước sở tại có chính sách ưu đãi, đầu tư nhất quán, minh bạch, tạo môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục chú trọng hơn về tái cấu trúc hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong tổng thể thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thu lợi nhuận về nước của doanh nghiệp;… thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
Tính đến cuối năm 2021, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các dự án là 6.615,45 triệu USD (bằng 55% số vốn đăng ký), trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất (3.992,28 triệu USD, chiếm 60% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài); tiếp theo là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) (1.469,94 triệu USD, chiếm 22%); Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đứng thứ ba (770,80 triệu USD, chiếm 12%). Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp này chiếm 94% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
|
Tin liên quan
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK