Doanh nghiệp lo lắng định mức chi phí tái chế bất hợp lý làm tăng chi phí
14 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị thay đổi định mức chi phí tái chế Dự thảo định mức chi phí tái chế: Cần phù hợp vì doanh nghiệp |
Phân loại và xử lý phế liệu tại Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau. Ảnh minh họa: Huỳnh Thế Anh/TTXVN |
Nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện EPR
Theo Luật Bảo vệ môi trường, từ 1/1/2024, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phải thực hiện cơ chế mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Để thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức Fs cụ thể cho từng loại sản phẩm, bao bì với chu kỳ điều chỉnh 3 năm một lần. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Tại Hội thảo về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam được tổ chức tại TPHCM vào cuối tuần qua, các doanh nghiệp hoàn toàn đồng tình và ủng hộ việc bảo vệ môi trường, tái chế chất thải và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp nhận thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chung này và luôn sẵn sàng đóng góp để tăng cường việc thu gom, xử lý, tái chế chất thải. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cho rằng EPR cần được xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu sử dụng bao bì, hoặc thay đổi sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường.
Với tinh thần cùng quan tâm đến bảo vệ môi trường, đến kinh tế tuần hoàn và tuân thủ pháp luật, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng trách nhiệm EPR là cơ chế bắt buộc trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với rác thải từ sản phẩm và được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không có Fs phù hợp thì sẽ không thể triển khai chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất hiệu quả.
Tại hội thảo, đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đều cho rằng, trong dự thảo đề xuất Fs và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ tái chế và xử lý chất thải còn khá cao và bất hợp lý. Bà Chu Vân Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho rằng, riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao.
Lấy ví dụ so sánh với các nước, ông James Ollen, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cho biết, Fs trong dự thảo còn cao hơn nhiều mức trung bình Fs cảu 13 nước Tây Âu. "Định mức Fs sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay”- ông James Ollen nhận định.
Gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định mức thu tái chế đang không hợp lý cho nhiều vật liệu tái chế, tạo gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp. Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, mỗi năm ngành nhựa Việt Nam tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương gần 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 5%. “Với hệ số định mức như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp, ngành nhựa Việt Nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp. Còn đối với bao bì kim loại, bao gồm nhôm, sắt, thép, đồng,… thì năng lực tái chế của Việt Nam rất cao, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi lớn, dù chưa có hỗ trợ từ EPR.”- bà Mỹ phân tích.
Từ thực tế trên, các doanh nghiệp kiến nghị, với các vật liệu có giá trị tái chế thu hồi được lớn hơn chi phí tái chế như bao bì nhôm, sắt, giấy carton,… nhà tái chế đã có lãi thì cần điều chỉnh hệ số Fs bằng 0. Đối với các vật liệu có giá trị thu hồi thấp như bao bì nilon, bao bì giấy hỗn hợp rất cần đóng góp để hỗ trợ cho nhà tái chế nhưng giá trị Fs cần hợp lý. Cùng đó, bỏ chi phí quản lý hành chính 2% khỏi đề xuất Fs.
Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế đối với một loại bao bì/ sản phẩm trong cùng năm. Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế tạo thị trường cho vật liệu tái chế như áp dụng hệ số định mức bằng 0 cho phần sử dụng vật liệu tái chế, bao bì thiết kế thân thiện với môi trường để khuyến khích các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu ưu tiên sử dụng vật liệu, sản phẩm tái chế; trong 2 năm đầu thực hiện (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận...
Tin liên quan
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics