Doanh nghiệp kiến nghị giảm Danh mục kiểm tra chuyên ngành
Giảm danh mục kiểm tra chuyên ngành sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Theo đó, góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018, các doanh nghiệp thủy sản thống nhất cao việc cụ thể hoá các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành bằng việc chi tiết mỗi sản phẩm có mã H/S sẽ thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành bởi quy định của các luật (Thú y, ATTP hay Chất lượng hàng hoá).
Các doanh nghiệp thủy sản cũng ủng hộ hoàn toàn việc phải kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp hoặc không ướp đá vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và là tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.
Theo đó, việc duy trì mở rộng các đối tượng, danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như dự thảo là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành.
Do vậy, trong khuôn khổ mục tiêu thực hiện các Nghị quyết cải cách của Chính phủ và các nghiên cứu, đánh giá, VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.
Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tiếp thu các góp ý, kiến nghị trên để thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT vừa chặt chẽ cả về quản lý nhà nước, vừa thực hiện được việc cắt giảm phù hợp theo các Nghị quyết 19, 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung.
Cùng góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, các chuyên gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho rằng cần giảm Danh mục hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1, đề nghị bổ sung một đoạn cho chính xác. Sau khi bổ sung, Khoản 4 có nội dung như sau: Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp phục vụ việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp thì không phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại thông tư này. Đây là một trong những vướng mắc mà các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu cho một số mặt hàng.Chẳng hạn, mặt hàng Diammonium phosphate nhưng không dùng làm phân bón, mà dùng trong công nghiệp. Hoặc Mặt hàng Zeolite, mã số HS 2842.10.00 nhưng không sử dụng trong môi trường nông nghiệp và thủy sản, mà dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt. Các chuyên gia kiến nghị, cần đưa vào Thông tư này một số quy định nhằm giảm thiểu danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. |
Tin liên quan
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan triển khai nguyên tắc 3 không khi doanh nghiệp có kiến nghị đề xuất
15:07 | 18/10/2024 Hải quan
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics