Doanh nghiệp công nghệ, viễn thông hưởng lợi từ “mỏ vàng” chuyển đổi số
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hướng tới hải quan số | |
Doanh nghiệp tận dụng khung chuyển đổi số để tăng tốc, bứt phá sau đại dịch Covid-19 | |
Sẽ có 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022 |
Tổng công ty CP Công trình Viettel - Viettel Construction có rất nhiều lợi thế trong xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Ảnh: Viettel Construction |
Tăng tốc trong đại dịch
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình số hóa và tăng cường áp dụng công nghệ tại Việt Nam nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước đây và xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain, do các biện pháp giãn cách hạn chế người tiêu dùng đi đến địa điểm các cửa hàng, vì thế số lượng người dùng chuyển sang sử dụng các dịch vụ kinh tế số như mua sắm hàng hóa, tham quan nhà mẫu trực tuyến, đi chợ hộ, học tập trực tuyến… đã tăng mạnh từ đầu năm 2021. Cũng theo báo cáo này, hơn 90% người tiêu dùng được khảo sát có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ kinh tế số trên. Điều này phản ánh mức độ gắn kết với công nghệ cũng như sự dịch chuyển thói quen của người tiêu dùng Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm giai đoạn 2020 - 2025 để đạt mức 52 tỷ USD vào năm 2025.
Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm giai đoạn 2020 - 2025 để đạt mức 52 tỷ USD vào năm 2025. |
Bên cạnh đó, Chính phủ đang đặt mục tiêu thúc đẩy vai trò nền kinh tế số trong 5 năm tới, như tăng cường thanh toán không tiền mặt, thương mại điện tử và áp dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vào tháng 6/2020 và đang đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế số từ mức chiếm 8,2% GDP như hiện nay lên 25% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong chính sách công nghiệp quốc gia, các nhà chức trách cũng có kế hoạch tăng cường sản xuất công nghệ cao và áp dụng các công nghệ thông minh trên cơ sở Cách mạng công nghiệp 4.0 trong những năm tới.
Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ đó, các DN ngành công nghệ, viễn thông đã đạt được mức doanh thu và lợi nhuận vượt trội trong năm 2021. Điển hình như tại Công ty CP FPT, doanh thu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng 20% so với năm 2020, đạt 35.657 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 20,4%, đạt 6.335 tỷ đồng. Chuyển đổi số tiếp tục là xu hướng lớn trên toàn cầu với nhu cầu gia tăng tại mọi thị trường. Doanh thu từ chuyển đổi số trong năm 2021 của FPT đạt 5.522 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2020, tập trung vào các công nghệ số như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… Khối công nghệ của FPT cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 24% về lợi nhuận trước thuế, đạt 2.799 tỷ đồng, đóng góp 44% lợi nhuận trước thuế của FPT.
FPT còn đạt được thành công rực rỡ ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Nhờ không ngừng nâng cao năng lực về công nghệ và nhân lực, FPT ghi nhận 19 dự án lớn trong năm 2021 với trị giá trên 5 triệu USD/dự án. Nhờ đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài của FPT đạt tới 14.541 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.423 tỷ đồng, tăng 23%.
Tại thị trường trong nước, dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận 6.196 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% và 377 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 34%. Đây là kết quả của việc chú trọng phát triển các giải pháp, nền tảng “made by FPT”, cũng như hoàn thiện năng lực cung cấp sản phẩm – dịch vụ chuyển đổi số toàn diện phục vụ nhu cầu của Chính phủ, cộng đồng DN và người dân, trong bối cảnh đại dịch đẩy nhanh hơn nữa việc dịch chuyển sang môi trường số.
Tương tự FPT, Tổng công ty CP Công trình Viettel - Viettel Construction (CTR) cũng ghi nhận doanh thu năm 2021 đạt 7.454 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 376 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 17% và 37% so với năm 2020, đây cũng là con số lợi nhuận cao nhất mà DN này đạt được từ khi thành lập tới nay. Là một công ty thành viên quan trọng của Tập đoàn Viettel, CTR hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và cho thuê hạ tầng kỹ thuật, xây lắp mạng lưới viễn thông và dân dụng, vận hành khai thác mạng lưới viễn thông…
“Mỏ vàng” còn rất lớn
Làn sóng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ tiếp tục mở ra triển vọng tích cực cho các DN ngành công nghệ thông tin và viễn thông trong năm 2022 và cả những năm tiếp theo. Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá, năng lực công nghệ cải thiện của FPT và chi tiêu mạnh mẽ cho công nghệ thông tin toàn cầu sẽ thúc đẩy mảng xuất khẩu phần mềm đạt tăng trưởng kép tới 24% về lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn 2021-2024.
Theo dự báo của công ty tư vấn công nghệ Gartner của Mỹ, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu sẽ tăng trưởng 9% vào năm 2022 so với mức 14% trong năm 2021 và 2% trong năm 2020. Theo đó, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT được kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội này nhờ lợi thế về chi phí lao động, năng lực công nghệ trong tư vấn và chuyển đổi số cải thiện, đồng thời các trung tâm triển khai dự án mới ở nước ngòai sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của FPT.
Với mảng công nghệ thông tin trong nước, VCSC dự báo mức tăng trưởng kép về lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 25% trong giai đoạn 2021-2024 nhờ nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng. Cùng với đó mảng viễn thông cũng được dự báo đạt tăng trưởng kép ở mức 9% trong giai đoạn này; mảng trung tâm dữ liệu đạt tăng trưởng kép 30% trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ đối với điện toán đám mây và nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam.
Trong khi đó, CTR là công ty cho thuê hạ tầng viễn thông hàng đầu Việt Nam. Theo số liệu của VCSC, tính đến cuối tháng 10/2021, CTR sở hữu trên 2.200 trạm viễn thông, gấp đôi so với cuối năm 2020. VCSC dự báo số lượng trạm của CTR sẽ tăng lên 7.200 trạm vào cuối năm 2024 nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam. Theo đó, EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) của CTR sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép 56% trong giai đoạn 2021-2023 nhờ việc mở rộng tài sản cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mảng vận hành viễn thông cũng được dự báo đặt tăng trưởng kép EBITDA 11% trong giai đoạn 2021-2024 nhờ việc mở rộng mạng lưới viễn thông di động của Viettel và tăng trưởng thuê bao băng rộng cố định tại thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, các dịch vụ thông minh như thành phố thông minh sẽ thúc đẩy mảng tích hợp hệ thống (SI), giúp EBITDA mảng này đạt tăng trưởng kéo 17% trong giai đoạn 2021-2024.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics