Điều hành chính sách tiền tệ phù hợp nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát
Dấu ấn thành công bước đầu trong quản lý thị trường vàng
Báo cáo tổng kết tại Hội nghị cho thấy, trong năm 2012, hoạt động của ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt công tác. Trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, đã điều hành lượng cung tiền một cách chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa các kênh, góp phần tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước ở mức lớn nhưng vẫn đảm bảo góp phần kiềm chế lạm phát theo mục tiêu, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống.
Điều hành hành lãi suất đã định hướng, dẫn dắt thị tường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. Đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007.
Các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đô la hóa và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đến cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,91%.
Hệ thống ngân hàng đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức đã chủ động phối hợp với khách hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất-kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ cho khách hàng.
Trong quản lý thị trường vàng, có thể khẳng định, năm 2012 là năm đánh dấu sự thành công bước đầu trong công tác quản lý thị tường vàng của Ngân hàng Nhà nước theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ. Năm 2012, thị trường vàng trong nước, đặc biệt là thị trường vàng miếng có nhiều chuyển biến đáng kể so với trước đây; mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng không như thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”.
Về thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để triển khai thực hiện Đề án.
Ngay từ đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai quyết liệt các nội dung, giải pháp cơ cấu lại theo đúng kế hoạch đề ra; đã đánh giá, xác định được 9 ngân hàng thương mại cổ phần cần tập trung ưu tiên cơ cấu lại.
Quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ thông qua các biện pháp nghiệp vụ, bảo đảm khả năng chi trả đầy đủ tiền gửi cho cư dân; không để xảy ra tình trạng rút tiền hàng loại tại các ngân hàng;…
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, thu hồi nợ đến hạn và chủ động xử lý nợ xấu phù hợp với quy định của phát luật, nhờ đó nợ xấu đã có chiều hướng tăng chậm lại đáng kể (nợ xấu tăng phổ biến trên 8%/ tháng trong quý I-2012 nhưng từ tháng 6-2012 trở lại đây tăng bình quân khoảng 2%/tháng.
Để xử lý căn bản nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Đề án xử lý nợ xấu và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản; 2 Đề án này sẽ sớm được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Ngoài ra, trong năm 2012, công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã có sự đổi mới về phương thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện đem lại sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, từng bước lập lại kỷ cương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua, Ngân hàng Nhà nước xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2013 như: điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với định hướng điều hành tổng phương tiện thanh toán, tín dụng.
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 khoảng 12% nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế.Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, các cân đối vĩ mô, diến biến cán cân thanh toán quốc tế. Nâng cao chất lương thống kế, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Tập trung triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thanh tra năm 2013 được Thống đốc phê duyệt. Thực hiện thanh tra pháp nhân đối với các tổ chức tín dụng, trong đó tập trung vào các tổ chức tín dụng có biểu hiện kém an toàn, vi phạm pháp luật, tổ chức tín dụng chưa được thanh tra trong 3 năm gần đây...
Điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện kiềm chế lạm phát thấp hơn năm 2012
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong thành tựu chung của đất nước của năm 2012, có những đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng, trước hết là những đóng góp trong quản lý nhà nước của ngành, sự điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ; những đóng góp trong công tác thanh tra, giám sát nắm chắc tình hình để làm tốt việc xử lý nợ xấu và tiến hành cơ cấu ngân hàng thương mại; quản lý thị trường vàng; thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2013, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, song những khó khăn, thách thức cũng sẽ rất lớn. Chính phủ đã xác định mục tiêu của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát thấp hơn, duy trì tăng trưởng cao hơn năm 2012; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội...
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành ngân hàng đồng sức, đồng lòng, tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý của ngành, trước hết là làm tốt hơn nữa chính sách điều hành tiền tệ, thực hiện bằng được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn so với năm 2012. "Việc kiềm chế lạm thấp hơn so với năm 2012 là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; bảo đảm an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế.
Tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Phối hợp với các Bộ, ngành để có các giải pháp cụ thể hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời điều hành chặt chẽ tỷ giá và thị trường ngoại hối, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam. Quản lý hiệu quả thị trường vàng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng, tổ chức hoạt động kinh doanh vàng nhằm ổn định thị trường, góp phần vào mục tiêu giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, rà soát, đánh giá đúng tình hình nợ xấu, phân loại cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để xử lý nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cơ cấu lại nợ. Việc xử lý nợ xấu phải gắn với tái cơ cấu ngân hàng, đồng thời các ngân hàng cũng phải tự cơ cấu lại, điều chỉnh lại để hoạt động mạnh hơn, hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quan tâm hoàn thiện thể chế về hoạt động ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, minh bạch và bình đẳng cho các tổ chức tín dụng- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành cần tăng cường hơn nữa công tác giải trình, kịp thời cung cấp thông tin bằng mọi hình thức để xã hội hiểu đúng về hoạt ngân hàng, qua đó tạo ổn định tâm lý xã hội, tạo đồng thuận trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của ngành ngân hàng../.
Thiện Thuật
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics