Điều gì sẽ xảy ra nếu không bao giờ có vaccine ngừa Covid-19?
Khi nhiều quốc gia đang chịu cảnh phong tỏa và hàng tỷ người dân mất việc làm, toàn xã hội đang hy vọng một bước đột phá sẽ đánh dấu sự kết thúc của đại dịch Covid-19, đó là nghiên cứu và điều chế thành công vaccine.
Tuy nhiên, có một tình huống xấu nhất có thể xảy ra: loại vaccine đó có thể không bao giờ xuất hiện.
| |
Các biện pháp hạn chế có thể sẽ trở lại cho đến khi có vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Getty. |
Thay vì xóa bỏ dịch Covid-19, xã hội có thể phải học cách sống chung với nó. Một số nước sẽ dần mở cửa trở lại, các biện pháp hạn chế sẽ được nới lỏng. Khi đó, việc xét nghiệm và điều tra nguồn gốc lây nhiễm có thể trở thành một phần trong cuộc sống con người. Các phương pháp điều trị Covid-19 có thể tiếp tục được nghiên cứu, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn có thể bùng phát mỗi năm và số người chết trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng.
Đây là viễn cảnh mà các chính trị gia hiếm khi nhắc tới khi họ luôn hy vọng về các thử nghiệm đang được tiến hành để tìm ra một loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế thực sự nghiêm túc nghĩ tới tình huống xấu trên, bởi trước đó chuyện tương tự đã từng xảy ra vài lần.
Tiến sĩ David Nabarro, Giáo sư y tế toàn cầu tại Đại học Hoàng gia London, đồng thời là đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19 cho rằng: “Có một số loại virus mà chúng ta vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng sẽ có vaccine ngừa SARS-CoV-2, hoặc nếu có, liệu vaccine có hiệu quả và an toàn hay không”.
Phần lớn các chuyên gia vẫn tự tin rằng sau này vaccine ngừa dịch Covid-19 sẽ được điều chế thành công vì không giống như các bệnh như HIV/AIDS và sốt rét, SARS-CoV-2 không biến đổi nhanh chóng.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia cho rằng, vaccine ngừa SARS-CoV-2 sẽ có trong khoảng một năm đến 18 tháng tới.
Tuy nhiên, ngay cả khi có vaccine, không ai có thể khẳng định hiệu quả của nó trong việc phòng ngừa khi phát triển trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
“Chúng ta chưa bao giờ tạo ra một loại vaccine nào chỉ trong thời gian một năm hoặc 18 tháng. Điều này không có nghĩa là không thể, nhưng nó sẽ là một điều chưa từng có. Chúng ta cần có kế hoạch A và kế hoạch B”, Tiến sĩ Peter Hotez, Trưởng khoa Y học Nhiệt đới của Đại học Y Baylor ở Houston (Mỹ) cho biết.
Khi vaccine không xuất hiện
Năm 1984, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Margaret Heckle tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Washington DC rằng, các nhà khoa học đã nhận diện ra virus HIV và dự đoán rằng vaccine phòng ngừa sẽ có trong 2 năm.
Gần 4 thập kỷ sau, với hơn 32 triệu người đã tử vong vì virus HIV, và cả thế giới vẫn đang mong chờ một loại vaccine phòng ngừa căn bệnh này.
Trong nhiều năm, chẩn đoán dương tính với căn bệnh HIV không chỉ là án tử đối với nhiều người, người bệnh còn phải sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời trong sự bỏ rơi của xã hội. Thậm chí, các bác sĩ còn tranh luận trên tạp chí y khoa rằng liệu bệnh nhân nhiễm HIV có đáng để điều trị hay không.
Các nghiên cứu để tìm ra vaccine ngừa HIV vẫn không ngừng lại vào những năm 1980. Năm 1997, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố Mỹ sẽ điều chế ra vaccine ngừa bệnh trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, 14 năm trước, các nhà khoa học cho biết có thể họ vẫn cần khoảng 10 năm nữa.
Những khó khăn trong việc điều chế vaccine ngừa HIV bắt nguồn từ chính bản chất của loại virus này. “Bệnh cúm mùa có thể tự thay đổi từ năm này sang năm khác, để cho hệ miễn dịch của bạn trong năm trước đó không thể phòng bệnh cho năm sau, còn HIV có thể biến đổi ngay trong một lần nhiễm”, Paul Offit, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giải thích.
“Nó liên tục thay đổi trong cơ thể bệnh nhân, vậy nên cảm giác như người bệnh bị nhiễm hàng nghìn chủng HIV khác nhau. Khi nó biến đổi, virus cũng làm tê liệt hệ miễn dịch của người bệnh”, Offit trả lời CNN.
Tới nay, vẫn có một số căn bệnh khiến các nhà khoa học phải “đau đầu” để tìm ra vaccine. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một loại vaccine hiệu quả cho bệnh sốt xuất huyết, lây nhiễm cho 400.000 người mỗi năm, theo thống kê của WHO.
Tương tự như vậy, rất khó để phát triển vaccine ngăn ngừa virus rho và virus adeno thông thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh – giống như virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ có một loại vaccine ngừa 2 chủng virus này và chúng đều không có sẵn trên thị trường.
Kế hoạch B
Nếu như tình huống tương tự xảy ra với vaccine ngừa dịch Covid-19, thì chúng ta sẽ phải sống chung với virus SARS-CoV-2 trong nhiều năm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị HIV/AIDS vẫn cung cấp một giải pháp để con người có thể sống cùng với căn bệnh chưa thể dập tắt.
“Đối với HIV, chúng tôi đã có thể biến nó thành căn bệnh mạn tính với thuốc kháng virus. Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi luôn hy vọng làm được với bệnh ung thư. Ngày nay, virus HIV không còn là án tử đối với người nhiễm bệnh như những năm 1980”, chuyên gia Offit nói.
Sự phát triển đột phá của viên thuốc uống phòng ngừa hàng ngày (PrEP) đã bảo vệ hàng trăm nghìn người có nguy cơ nhiễm HIV khỏi căn bệnh này.
Hiện tại, các nhà khoa học vừa nghiên cứu một số phương pháp điều trị Covid-19, vừa thử nghiệm vaccine. Tuy nhiên, tất cả các thử nghiệm đều đang ở giai đoạn đầu. Các nhà khoa học cũng xem xét thử nghiệm thuốc chống Ebola, trong khi tìm hiểu phương pháp điều trị bằng huyết tương.
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có vaccine ngừa SARS-CoV-2?
Nếu vaccine chưa thể sản xuất, cuộc sống sẽ quay trở lại bình thường nhưng không còn giống như trước.
Các chuyên gia khuyến cáo các chính phủ nên ban hành một cách sống và tương tác mới để có thêm thời gian cho đến khi dịch Covid-19 có thể bị tiêu diệt bởi vaccine.
Về viễn cảnh sống chung với dịch Covid-19, ông Nabarro cho biết mỗi cá nhân phải tự có trách nhiệm đối với xã hội, cần tự cách ly khi có triệu chứng nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Điều này có nghĩa là tư tưởng khi bị ho hoặc cảm lạnh nhẹ và vẫn tiếp tục đi làm sẽ chấm dứt. Các chuyên gia cũng dự đoán việc cho nhân viên làm việc từ xa, làm việc tại nhà có thể trở thành một tiêu chuẩn mới ở các văn phòng. Các công ty có thể thay đổi lịch làm việc của nhân viên để tránh tập trung đông người cùng một lúc.
Trong ngắn hạn, chương trình xét nghiệm trên diện rộng và theo dõi tiếp túc sẽ cần được triển khoai để cuộc sống hoạt động cùng với dịch Covid-19.
Các biện pháp hạn chế có thể sẽ trở lại vào mùa đông, Tiến sĩ Hotez cho rằng dịch Covid-19 có thể sẽ bùng phát trở lại mỗi khi mùa đông về, cho đến khi có vaccine.
“Mặc dù miễn dịch cộng đồng có thể là cách đối phó dịch Covid-19 lâu dài, tuy nhiên đây không phải cách tốt nhất. Phương pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm vaccine”, Offit nói.
“Tôi nghĩ sẽ có vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 vì chúng ta có sự đầu tư, công sức và mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, những đại dịch trước đây đã chứng minh rằng kết quả của cuộc nghiên cứu vaccine là không thể đoán trước được. Tôi không nghĩ sẽ sớm có vaccine phòng ngừa dịch Covid-19. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu chúng tôi có kết quả trong vòng 18 tháng”, chuyên gia Offit nhận định./.
Tin liên quan

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề

Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025
10:02 | 14/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chi cục Thuế khu vực II: thu ngân sách quý I đạt 126.456 tỷ đồng

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Công ty Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra và phản hồi từ phía cơ quan thuế

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản

Viettel cùng GSMA lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số

Giá vàng trong nước và thế giới thi nhau lập đỉnh
