Điện Biên Phủ Bản hùng ca và món nợ đời người
“Con nhím quân sự khổng lồ”
Trải qua bao khói lửa đạn bom suốt những “dặm dài kháng chiến,” đối mặt với không ít bão tố, gập ghềnh trên đường đời nhưng những ký ức về thời kỳ “nếm mật, nằm gai” ở chiến trường Điện Biên năm xưa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông.
Ký ức như thước phim quay chậm mở ra trước mắt vị tướng già những câu chuyện, kỷ niệm của một thời “nếm mật, nằm gai,” “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” ở chiến trường Điện Biên.
“Ngày ấy, tôi mới 24 tuổi và không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến ‘con nhím quân sự khổng lồ’ (căn cứ Điện Biên Phủ) của thực dân Pháp; để rồi sau này, ta càng thấm thía hơn tinh thần, ý chí chiến đấu và sự hy sinh anh dũng của quân dân ta, làm nên chiến thắng gây chấn động địa cầu. Ba tiếng ‘Điện Biên Phủ’ đã trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam,” Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương nhớ lại.
Đoàn dân công thồ hàng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, “tự lực cánh sinh,” với vũ khí thô sơ và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh,” quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Trong đó, chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 là đòn quyết định làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch, bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng và đầu não kháng chiến.
|
Thực dân Pháp coi cứ điểm Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá. |
Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu Đông năm 1953, thực dân Pháp và quân can thiệp Mỹ đã cho ra đời kế hoạch Nava với mục tiêu trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương.
Trước âm mưu của địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.
Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến. (Ảnh tư liệu TTXVN) |
Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào.
Tuy là kế hoạch nằm ngoài dự kiến ban đầu của kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Địch đã cho tập trung ở đây 16.200 quân (trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới). Thực dân Pháp coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài không thể công phá,”nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị đã quyết định tập trung bốn đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo với tổng số hơn 40.000 quân.
Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.” Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa. Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.
Tháng 12/1953, tại Chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chất chiến lược: tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
Ký ức Điện Biên
Chiến sỹ Nguyễn Thế Xương (tên thật của nhà văn Hồ Phương) khi ấy là chính trị viên Đại đội 241, thuộc Tiểu đoàn phòng không-không quân 387 (Sư đoàn 308). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đội 241 là đơn vị súng máy phòng không 12 ly 7 - loại súng hiện đại lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Việt Nam tính đến thời điểm đó.
Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ chốt giữ, bảo vệ bến Tạ Khoa - một địa điểm quan trọng nằm trên con đường chiến lược nối giữa Yên Bái và Lai Châu, rồi cơ động lên bảo vệ các đơn vị trọng pháo của mặt trận.
Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3/1954 - ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch lịch sử bắt đầu. Trong ngày mở màn chiến dịch, quân ta tiêu diệt Him Lam, diệt 300 tên địch, bắt sống 200 tù binh.
Ngày 15/3/1954, sau khi quân ta giành được đồi Độc Lập, đơn vị của ông dần tiến sâu vào Mường Thanh với nhiệm vụ chặn đánh đường tiếp viện của địch. Ở phía bên kia, thực dân Pháp cố thủ bằng mọi giá bởi mất sân bay Mường Thanh là mất đường chi viện.
“Chúng tôi đối mặt với địch theo tinh thần: tất cả những gì có trong tay đều là vũ khí chiến đấu.” |
Tiếp đó, quân ta tấn công đợt 2 vào năm cao điểm phía Đông then chốt phòng ngự của địch. Từ ngày 30/3-30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho các cứ điểm. Đây là đợt tấn công dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào.
Bộ đội ta đào giao thông hào dày đặc xung quanh cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
“Khó khăn chồng chất khó khăn! Chiến sự ngày càng ác liệt. Chúng tôi đối mặt với địch theo tinh thần: tất cả những gì có trong tay (kìm, gậy gộc, cuốc xẻng…) đều là vũ khí chiến đấu. Trong khi đó, địch cho một tiểu đoàn có pháo binh, xe tăng tấn công đơn vị phòng không xung kích; buộc ta phải hạ nòng 12 ly 7 để bắn hạ xe tăng địch,” nhà văn Hồ Phương nhớ lại.
Từ ngày 1-7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, quân ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ôtô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch. Chiến thắng này đã góp phần quan trọng đưa đến việc ký Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Thiếu tướng Hồ Phương nhớ lại, trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, việc cứu chữa thương binh, việc chôn cất đồng đội phải diễn ra lặng lẽ, nhanh chóng vào ban đêm. Ban ngày, tiếng súng đạn, tiếng máy bay gầm rú bao phủ khắp không gian. Đêm xuống, tiếng rên rỉ, tiếng khóc than và cả tiếng gào rú vì đau đớn của chiến sỹ bị thương, phải điều trị trong tình trạng thiếu thốn thuốc men… khiến những người xung quanh không khỏi nhói lòng.
Các chiến sỹ quân y luôn bám sát trận địa. (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
“Đôi lúc, chứng kiến cảnh đồng đội phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tay, chân khi không có đủ thuốc gây mê, tôi thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Cảm giác tê dại!” Nói rồi, giọng ông trùng xuống. Một khoảng lặng kéo dài.
Bước ra từ cuộc chiến, ông đã đưa những chất liệu ấy vào các tác phẩm của mình: “Vài mẩu chuyện về Điện Biên Phủ” (1956), “Lá cờ chuẩn đỏ thắm” (1957)…
“Thời gian càng lùi xa, tôi càng thấy mình còn nợ cuộc đời nhiều quá; nhất là khi tôi là người may mắn trở về, còn biết bao đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi núi cao, vực sâu, rừng thẳm, máu thịt các anh đã hòa vào đất trời, sông núi Điện Biên,” vị Tướng già chia sẻ.
Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra đầu hàng. (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
“Món nợ” ấy là những trang viết về cuộc chiến với góc nhìn đa diện hơn, về những người chiến sỹ cách mạng một cách chân thực hơn, đời hơn, những số phận cụ thể với đầy đủ những hỉ-nộ-ái-ố của con người. Nói khác đi, đó phải là những trang viết sát với thực tế, gần với những gì vốn có hơn. Ví dụ, bên cạnh lòng quyết tâm, ý chí chiến đấu thì người chiến sỹ cũng có những phút yếu lòng hay những khoảnh khắc mơ màng, xao xuyến…
“Món nợ ấy là những trang viết về cuộc chiến với góc nhìn đa diện hơn, về người lính một cách đời thực hơn.” |
Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương; sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1990.
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật. Năm 2012, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật với hai tác phẩm “Ngàn dâu,” “Những cánh rừng lá đỏ.”
Năm 2012, Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương (phải) được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật. (Ảnh: TTXVN) |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK