Đến thời thanh toán không dùng tiền mặt
Thuận lợi theo xu hướng
Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam năm 2017 đã khai mạc sáng 6/11 với chủ đề chính được thảo luận là Mobile Payment hay thanh toán di động. Một trong những khách mời đặc biệt tại diễn đàn năm nay là tỷ phú Jack Ma, người được mệnh danh giàu có nhất Trung Quốc và là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Alibaba - hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Với gần 20 diễn giả uy tín hàng đầu trong và ngoài nước, các khách mời sẽ trao đổi quanh sự bùng nổ của thanh toán di động, cũng như cách thức để phát triển hệ sinh thái cho thanh toán di động tại Việt Nam. |
Hiện nay, thanh toán di động đang rất phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ trở thành xu thế phát triển tất yếu. Vì thế, Forrester Research Inc. ước tính rằng thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019. Còn theo Javelin, EY, tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động (mCommerce) sẽ đạt mức 194 tỷ USD năm 2017 và 319 tỷ đôla vào năm 2020. Số lượng người dùng hình thức thanh toán di động ước tính là 1.476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực châu Á và châu Úc chiếm đa số.
Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định Việt Nam có nhiều điều kiện lý tưởng thúc đẩy thanh toán di động. Việt Nam có nhiều lợi thế khi có 140 thuê bao di động/100 dân, gần 60 triệu thuê bao 3G, 4G với 99% số quận huyện trên toàn quốc đã được phủ sóng 4G. Số thuê bao di động băng rộng Smartphone dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 80 triệu vào năm 2020. Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, đến nay tại Việt Nam đã có trên 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động với số lượng, giá trị giao dịch tăng trưởng nhanh. Trong 9 tháng đầu năm, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt trên 90 triệu, với giá trị giao dịch hơn 423.000 tỷ đồng (tương ứng đạt 93% và 139% so với năm 2016).
Về vấn đề này, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, tiềm năng thanh toán qua QR code tại Việt Nam rất lớn khi dân số trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ và đặc biệt quá nửa dân số Việt Nam đang sử dụng smartphone. Từ đầu năm 2017 tới hết tháng 9/2017, thanh toán qua QR code tăng trưởng 120%, số lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán QR code tăng lên tới gần 5.000 điểm. Dự báo đến hết năm 2018 số lượng này là 50.000 điểm và hiện đã có tới 12 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR code.
Cần chung tay phát triển
Mục tiêu của Chính phủ là đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020. Nếu như trước đây, người tiêu dùng có dịch vụ thanh toán ví điện tử thì hiện nay, việc thanh toán trên điện thoại xuất hiện làn sóng mới, nhờ mã QR code. Nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng bắt kịp xu thế này. Mặc dù có những lợi thế và tốc độ phát triển nhanh chóng, nhưng thanh toán bằng di động nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại Việt Nam vẫn còn nhiều manh mún, chưa đạt như kỳ vọng, số lượng người sử dụng vẫn chưa cao, nguyên nhân chính được các chuyên gia đánh giá là do người dân hiện chưa có nhiều hiểu biết về các phương thức thanh toán mới và vẫn giữ thói quen chi tiêu bằng tiền mặt.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT M_Service (đơn vị chủ quản của ứng dụng thanh toán MoMo), tại Việt Nam, thanh toán di động mới đang ở bước đầu tiên - là công cụ giữa cá nhân với DN. Việc thanh toán các dịch vụ công của Chính phủ, cũng như phối hợp với ngân hàng để tận dụng nguồn lực trong dân cũng như đẩy mạnh tài chính tổng quát vẫn chưa diễn ra. Nhà nước vẫn đang sử dụng hệ thống tài chính truyền thống để triển khai các dịch vụ này, trong khi thanh toán di động là giải pháp công nghệ đơn giản và chi phí thấp hơn.
Vì thế, để đẩy mạnh việc thanh toán di động và thanh toán không dùng tiền mặt, các chuyên gia cho rằng, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để giải quyết những khó khăn còn tồn tại, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là cần sự chung tay, hợp tác giữa Chính phủ và cộng đồng DN; các ngân hàng phải tăng cường cơ sở hạ tầng, an ninh, đơn giản hóa thủ tục. Riêng thanh toán bằng QR Code, ông Trần Công Quỳnh Lân cho rằng cần sớm nghiên cứu và đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất về định dạng QR code trong thanh toán di động cho thị trường Việt Nam; cần có các chương trình hỗ trợ thúc đẩy các DN áp dụng phương thức thanh toán QR code. Đặc biệt, bản thân người tiêu dùng cũng cần chuyển dịch thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt sang phương thức thanh toán mới tiện dụng hơn. “Việc dùng thanh toán di động tiện lợi, bảo mật hơn nhiều so với dùng tiền mặt”, ông Lân khẳng định.
Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào, Campuchia: Thanh toán không dùng tiền mặt mang lại lợi ích rất lớn đối với xã hội và nền kinh tế. Trong đó, người tiêu dùng sẽ an toàn hơn khi không phải mang theo nhiều tiền mặt khi có nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ. Việc chi tiêu qua thẻ cũng giúp người dùng dễ dàng kiểm soát được tài chính khi biết được mình đã mua sắm, tiêu xài bao nhiêu, cho việc gì, ở đâu, cũng như số dư còn lại trong tài khoản để có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn. Đối với những điểm chấp nhận thẻ là các DN, nhà hàng, khách sạn sẽ có thể thu hút thêm lượng khách mới, đồng thời dễ dàng nắm bắt được đối tượng thường xuyên lui tới giao dịch với cửa hàng của DN mình là ai, chi tiêu như thế nào, thích loại sản phẩm, dịch vụ gì... để từ đó có kế hoạch chăm sóc khách hàng tốt hơn. Trong khi đó, cơ quan Nhà nước cũng thuận tiện hơn trong việc quản lý thuế, hoạch định đường hướng phát triển trong tương lai. Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS): Theo đánh giá của JP Morgan Chase trong năm 2017, ví điện tử và thanh toán di động được dự báo là bước phát triển tất yếu trên thế giới. Các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Samsung cho đến các công ty Fintech đều chạy đua phát triển ví điện tử và thanh toán di động. Các tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức thẻ nội địa và các ngân hàng cũng đều quan tâm triển khai giải pháp thanh toán này. Với tiềm năng thị trường cùng với sự triển khai mạnh mẽ của tất cả các bên, thanh toán di động được dự đoán chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thanh toán di động. Với định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng hạ tầng đã được xây dựng, NAPAS đã hợp tác với Samsung và các ngân hàng triển khai thành công dịch vụ hỗ trợ thanh toán qua ứng dụng Samsung Pay, giúp người dùng tại Việt Nam lần đầu tiên có thể sử dụng điện thoại để thanh toán thay cho thẻ. Khải Kỳ (ghi) |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics