Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Cơ quan Hải quan hướng dẫn thực hiện chính sách giảm 2% thuế GTGT Tiếp tục thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm 2024 |
![]() |
Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh (Hậu Giang) đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất nước ép trái cây xuất khẩu. Ảnh: ST |
Doanh nghiệp chưa hết khó khăn
Đề cập đến những khó khăn của doanh nghiệp ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, năm 2024 chưa phải là năm sáng sủa mà còn chịu dư âm ảnh hưởng của năm 2023, rất nhiều khó khăn vẫn phải đối mặt. Đặc biệt là việc tăng phí từ vận tải biển do tình trạng bất ổn ở Biển Đỏ, áp lực thời gian giao hàng lớn khi tàu phải đi qua Mũi Hảo Vọng.
Bên cạnh những khó khăn trên, còn một áp lực lâu dài với ngành dệt may đó là những yêu cầu thay đổi lớn từ các thị trường. Đơn cử như thị trường EU, họ đưa ra yêu cầu về thời trang bền vững, chiến lược dệt may bền vững, bắt đầu từ thiết kế sinh thái, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dệt may bền vững, thậm chí thải bỏ cũng phải bền vững tức là phải tái chế lại được. Ngay cả với hàng tồn kho, các thị trường lớn cũng yêu cầu phải tái chế lại chứ không tự tiện sử dụng như trước đây. Nhiều nhãn hàng đưa ra yêu cầu từ nay đến năm 2030 phải sử dụng 30% năng lượng tái tạo trong sản xuất, đến năm 2050 con số này phải là 100%; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải có lộ trình thực hiện đến năm 2050. Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp không làm được điện áp mái thì phải mua tín chỉ carbon,… điều này làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Cũng theo Phó Chủ tịch VITAS, vấn đề lao động cũng là khó khăn với ngành dệt may trong năm 2024. Đơn hàng hiện nay không thiếu nhưng thiếu lao động, bởi nửa đầu năm 2023, gần 80.000 lao động mất việc làm, lao động về quê tìm việc và không quay lại nữa.
“Tôi cho rằng Nhà nước khi đưa ra chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội thì cần đẩy nhanh để giúp lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, điều này cũng gián tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp. Với gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng, cần chuyển sang quỹ khác như hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, vì việc chuyển đổi này cần rất nhiều tiền”, ông Trương Văn Cẩm đề xuất.
Còn theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngành gỗ trước đây được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, xuất khẩu nhiều, tạo ra nhiều công ăn việc làm, phần giá trị gia tăng người Việt Nam được hưởng cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên đến nay, chúng tôi thấy khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ xuống thấp, không còn là “con gà đẻ trứng vàng” nữa. Hiện doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn, thách thức.
Theo đó, doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt với phòng vệ thương mại. Chúng ta đang dần thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng chế biến và cung ứng sản phẩm gỗ cho các thị trường lớn. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của nước này hiện nay, Việt Nam đóng góp tới 38,6%. Ghế ngồi là ví dụ, trong 10 chiếc ghế mà Hoa Kỳ nhập khẩu thì có đến 4 chiếc ghế là từ Việt Nam. Điều này cho thấy chúng ta gần như thay thế Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ, cũng chính vì vậy mà Hoa Kỳ thường xuyên khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành gỗ. Từ 10-15 năm nay, Việt Nam thực hiện rất nhiều việc để đảm bảo gỗ hợp pháp cũng như quy định không gây mất rừng và không gây suy thoái rừng. Trong khi nhiều nước có vẻ như “đầu hàng” hoặc phản đối quyết liệt thì với Việt Nam lại là cơ hội, nếu chúng ta làm tốt thì sẽ mở rộng được thị trường.
Một thách thức khác đến từ những quy định trong nước, trong đó quy định về phòng cháy, chữa cháy đang làm khó các doanh nghiệp gỗ, thậm chí một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì không đáp ứng được quy định.
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Tuy GDP quý 1 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra và là mức tăng cao nhất trong quý đầu 4 năm liên tiếp, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện, trong khi đó, các động lực tăng trưởng đang có dấu hiệu “hụt hơi”.
Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi, bấp bênh từ tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và việc hoàn thành nhiều mục tiêu chiến lược những năm tiếp theo.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% như mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế các quý cuối năm cần đạt từ 5,85 - 6,28% ở kịch bản tăng trưởng 6% và từ 6,32 - 7,08% ở kịch bản tăng trưởng 6,5%. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, kịch bản ứng phó với các tình huống phát sinh khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn và chịu tác động từ những biến động bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu gần đây. Đồng thời, cần những định hướng cải cách, giải pháp điều hành nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn cần tiếp tục được thực hiện.
Đáng chú ý, mới đây Chính phủ đã có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 110/2023/QH15, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024) và giao Chính phủ tổ chức, thực hiện.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, GS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, việc áp dụng giảm thuế GTGT là hết sức cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều mặt hàng là động thái tích cực giúp kích thích chi tiêu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Bởi giảm thuế GTGT sẽ giúp giảm chi phí trực tiếp cho người mua hàng, việc được giảm thuế sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, việc được giảm 2% thuế GTGT đối với nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… cũng giúp chi phí đầu vào sản xuất giảm, doanh nghiệp có dư địa giảm giá sản phẩm, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. “Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm, từ đó thúc đẩy giải quyết hàng tồn kho, tăng vòng quay của vốn. Do vậy, có thể khẳng định, chính sách này giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả”, GS. TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung: Cần những cải cách mang tính đột phá
Để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 7.500 USD (theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Quốc hội phê duyệt ngày 9/1/2023 tại Nghị quyết số 81/2023/QH15), GDP của Việt Nam cần phải tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm - điều mà kinh tế Việt Nam chưa từng đạt được và hiện tại trở nên khó khăn hơn để đạt được mục tiêu này. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan để thúc đẩy cải cách kinh doanh, tăng cường hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững. Ngoài ra, khi nhìn vào xếp hạng về tăng trưởng của các tỉnh, thành phố, có thể nhận thấy rằng những địa phương từng dẫn đầu trong 10-15 năm trước đều bắt đầu tụt hạng. Điều này thể hiện sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu và động lực phát triển kinh tế của các khu vực trong nước. Đồng thời, nếu tiếp tục dựa vào việc thu hút đầu tư nước ngoài mà không đầu tư vào việc tạo ra sự đột phá và cải thiện năng suất lao động, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục suy giảm và không thể tạo ra nhiều bước tiến mới. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, khuyến khích sự đổi mới và phát triển sáng tạo trong sản xuất, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nước. Liệu dịch vụ có thể trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế? Hay công nghiệp có thể thay thế dịch vụ và trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam? Tôi cho rằng điều này khó có thể xảy ra trong những quý tiếp theo. Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện những cải cách mang tính cấp bách trong thể chế để tạo ra những đột phá, thay vì tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn như trước. TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp: Doanh nghiệp đánh giá cao chính sách miễn giảm thuế GTGT 2%
Trong giai đoạn khó khăn, các chính sách ưu đãi như giãn, hoãn thời gian nộp thuế cũng rất quan trọng vì giúp doanh nghiệp tái đầu tư, trích lập quỹ dự phòng rủi ro, giúp doanh nghiệp có dòng tiền để cơ cấu sản phẩm. Quốc hội và Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, tôi đánh giá cao chính sách về miễn giảm thuế GTGT 2% đã thực hiện từ năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục được kéo dài cho đến hết năm 2024. Chính sách giúp không chỉ doanh nghiệp mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi bởi việc giảm thuế sẽ giúp tăng sức mua trong dân, từ đó doanh nghiệp tăng lượng hàng bán ra, quay trở lại đóng góp cho ngân sách nhà nước. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân
19:00 | 11/07/2025 Thuế

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc
11:05 | 11/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ngành Thuế cần quyết tâm thu vượt dự toán trên 20%
09:15 | 11/07/2025 Thuế

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng
10:16 | 11/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ
15:37 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân
15:22 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm
13:40 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường
09:50 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan
16:36 | 09/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đính chính tỷ giá tính thuế do lỗi hệ thống
16:33 | 09/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn chính sách thuế dành cho nhà thầu nước ngoài
09:40 | 09/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
13:59 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19
09:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
08:54 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
08:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá
19:46 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Viettel Post khẳng định năng lực sáng tạo công nghệ với cú đúp "Vàng" tại Globee Awards 2025

Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong phát triển kinh tế - xã hội

HDBank nhận hai giải thưởng lớn từ Asian Banking & Finance

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?

Thêm 4 bến cảng container được xây dựng, Hải Phòng khẳng định tầm vóc cảng biển quốc tế

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật

Giá xăng đảo chiều tăng sau khi giảm mạnh vào tuần trước

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Giá trung bình căn hộ chung cư đã "áp sát" mức 80 triệu đồng/m2

Thanh khoản thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX tăng 20%

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục
