Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng
![]() |
Mức giảm trừ gia cảnh cao hơn, đồng nghĩa với số thuế phải nộp ít đi sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình. Ảnh: TNga. |
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 lên 6,2 triệu đồng/tháng
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất các phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đề trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trong đó, phương án 1: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng CPI theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 13,3 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 5,3 triệu đồng/tháng.
Với phương án này, việc điều chỉnh mức mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và cho mỗi người phụ thuộc theo biến động của chỉ số CPI theo đúng quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, bám sát phương diện cơ sở áp dụng các khoản giảm trừ theo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và mức độ trượt giá từ thời điểm điều chỉnh mức GTGC gần nhất (năm 2020).
Phương án 2: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Cụ thể, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 15,5 triệu/tháng. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên khoảng 6,2 triệu đồng/tháng.
Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng GPD bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người, sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế ở mức cao hơn, người dân được hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống xã hội được nâng lên.
Thực hiện phương án 2 sẽ có tác động làm giảm thu NSNN ở mức cao hơn. Mức giảm trừ gia cảnh cao hơn, đồng nghĩa với số thuế phải nộp ít đi, thu nhập khả dụng của người dân sẽ tăng lên, qua đó, góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và cải thiện đời sống của người dân, qua đó có thể gián tiếp làm tăng thu NSNN từ các nguồn thu khác trong trung và dài hạn.
Căn cứ quy định tại Luật số 26/2012/QH13, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nêu trên để áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Đánh giá tác động, Bộ Tài chính cho biết, các phương án đề xuất đều làm giảm thu ngân sách nhà nước, trong số giảm thu theo phương án 1 là: 12.000 tỷ đồng và phương án 2 là 21.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số giảm thu NSNN có thể được bù đắp một phần từ số tăng thu của các sắc thuế tiêu dùng khác do thu nhập khả dụng của người nộp thuế tăng.
Phù hợp với thu nhập của người dân hiện nay
Việc thực hiện chính sách thuế TNCN có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại, đảm bảo công bằng xã hội.
Việc áp dụng thuế TNCN cần đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh sống của người nộp thuế đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội, mức sống và thu nhập bình quân của người lao động. Đối với nước ta, mức giảm trừ gia cảnh hiện hành được áp dụng từ năm 2020 đến nay nên cũng cần thiết phải rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện mới.
“Mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức chi tiêu bình quân đầu người trong một giai đoạn nhất định. Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh ngoài tham chiếu chỉ số CPI, có thể tham chiếu thêm các yếu tố: GDP bình quân đầu người, thu nhập bình quân lao động…”, tờ trình của Bộ Tài chính cho hay.
Thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân hiện nay.
Số liệu của Cục Thống kê đã công bố cho thấy, năm 2020 chỉ số CPI tăng 3,23%, năm 2021 tăng 1,84%, năm 2022 tăng 3,15%, năm 2023 tăng 3,25% và năm 2024 tăng 3,63%.
Nghị quyết số 192/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, trong đó tại khoản b Điều 1 điều chinh chỉ tiêu "Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%".
Theo đó, với mức biến động CPI năm 2025 dự kiến từ 4,5-5% thì biến động chỉ số CPI từ 2020 đến hết 2025 theo tính toán của Cục Thống kê sẽ vượt 20% (khoảng 21,24%). Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 nêu trên, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức GTGC của thuế TNCN.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ góp phần đảm bảo thu nhập thực tế cho người nộp thuế, phù hợp với biến động của giá cả từ thời điểm năm 2020. Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh còn đảm bảo chính sách động viên một cách hợp lý, công bằng, góp phần nâng cao đời sống của người nộp thuế, tạo động lực khuyến khích lao động. Đồng thời với đó, kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, trong 2 phương án mà Bộ Tài chính đưa ra thì phương án 2 phù hợp với thực tế của năm 2025 và cũng phù hợp cho năm 2026.
Việc thu đúng, thu đủ sẽ tạo động lực cho người dân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, cũng như tin tưởng vào chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, việc tăng thu nhập thực tế cũng giúp người dân tăng chi tiêu, góp phần phát triển kinh tế tiêu dùng và tăng nguồn thu thuế khác.
Tuy nhiên, nếu tiếp tục áp dụng mức giảm trừ chung, thì có thể tính toán việc mức giảm trừ sẽ được áp dụng cho 5 năm nữa. Do vậy, nên chăng cân nhắc một mức giảm trừ gia cảnh mà chính bản thân người nộp thuế không cảm thấy thiệt thòi sau mỗi giai đoạn 5 năm áp dụng.
Tin liên quan

Bài 1: Cải cách toàn diện thuế TNCN: Đảm bảo công bằng, bao quát đầy đủ nguồn thu
09:04 | 21/07/2025 Diễn đàn

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt
12:58 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đổi mới toàn diện phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
08:05 | 17/07/2025 Diễn đàn

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số
08:00 | 21/07/2025 Diễn đàn

Phú Thọ kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính thuế tại các thuế cơ sở
13:30 | 20/07/2025 Thuế

Thuế tỉnh Điện Biên sẵn sàng hoạt động thông suốt theo bộ máy mới
13:27 | 20/07/2025 Thuế

Quy trình điện tử tiếp nhận, xử lý hồ sơ lệ phí trước bạ ô tô, xe máy chưa qua sử dụng
06:06 | 20/07/2025 Thuế

Thuế Hải Phòng thu ngân sách đạt 78% dự toán
10:19 | 19/07/2025 Thuế

Bảo đảm hệ thống thuế, đăng ký kinh doanh hoạt động thông suốt
15:22 | 18/07/2025 Thuế

Cần tiếp tục cải cách để người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính ở mọi nơi
12:46 | 18/07/2025 Thuế

Lễ trao giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX sẽ diễn ra chiều 21/7
11:00 | 18/07/2025 Chuyển động

Cục Thuế phản hồi về việc người dân, doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện thuế điện tử
09:25 | 18/07/2025 Thuế

Đã có hơn 45 ngàn hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng áp dụng hóa đơn điện tử
15:40 | 17/07/2025 Thuế
Tin mới

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics