Đàm phán thương mại Mỹ-Trung trở lại vạch xuất phát
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng hồi tháng 4/2019. |
Đổ lỗi cho Trung Quốc "quay lưng" với những cam kết đưa ra trong dự thảo thỏa thuận thương mại được hai bên bỏ công xây dựng sau 10 vòng đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức tuyên bố tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh với tổng trị giá 200 tỷ USD, bất chấp các đoàn đàm phán hai nước đang nỗ lực tìm giải pháp. Mỹ cũng công bố kế hoạch đánh thuế 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 300 tỷ USD, với hơn 3.800 mặt hàng. Nếu biện pháp thuế này được áp đặt, hầu như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc sẽ phải chịu các mức thuế cao nếu muốn thâm nhập thị trường Mỹ.
Không chờ đợi thêm, Trung Quốc sau đó ít ngày cũng tuyên bố sẽ tăng mức áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ lên các mức 10%, 20% và 25%, so với mức hiện nay là 5% và 10%. Danh mục hàng hóa Mỹ chịu mức thuế cao nhất lên tới 25% chủ yếu là nông sản, bao gồm thịt, rau củ quả đông lạnh và các loại gia vị.
Thực tế, Tổng thống Trump coi căng thẳng thương mại tiếp diễn với Trung Quốc mang lại cho ông hiệu ứng chính trị tích cực và chính ông Trump với quan điểm đối lập với các nhà kinh tế truyền thống, cho rằng thuế là lý do khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh thời gian gần đây. Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng những yêu sách mà Mỹ đặt ra sẽ khiến Trung Quốc phải hy sinh nhiều cấu thành cốt lõi trong chiến lược kinh tế và an ninh quốc gia, đặc biệt là tham vọng của Bắc Kinh về đi đầu các ngành công nghệ cao trong tương lai.
Chủ tịch hãng tư vấn Quỹ Chiến lược quốc tế và cựu đại diện Mỹ tại Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) Douglas Rediker nhận định “Hai bên đang tự đẩy mình vào các hố sâu mà theo đó rất khó để vượt lên”. Trong phần lớn các cuộc đàm phán, con đường đi tới thỏa thuận phụ thuộc vào sự “mập mờ hữu ích” mà ở đó cả hai đều có thể chứng tỏ với dư luận trong nước mình là bên thắng cuộc. Theo Rediker, có đủ dư địa để Mỹ, Trung Quốc tìm được tiếng nói chung song chỉ dựa vào sự “mập mờ” này mà không nhất thiết giải quyết các vấn đề theo hướng có lợi cho bên này hay bên kia.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích Nick Marro thuộc tạp chí Economist nhận định cơ hội để hai bên đạt được thỏa thuận đã giảm đáng kể, và nguy cơ các cuộc đàm phán đổ vỡ đang tăng lên. Ông cho rằng việc tăng thuế của Mỹ kéo theo đòn trả đũa của Trung Quốc đã hủy hoại "thời cơ tích cực" tích lũy được trong các cuộc gặp trước đây giữa hai cường quốc.
Cả hai hiện đều tiến hành các bước đi cho phép có đủ thời gian cho những nỗ lực cuối cùng. Tuần trước, Trung Quốc cử nhà đàm phán cấp cao tới Washington bất chấp đổ vỡ trong đối thoại, đồng thời trì hoãn khởi động trả đũa thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ đến ngày 1/6. Trong khi đó, Mỹ áp đặt mức thuế mới nhất 25% dựa trên thời điểm hàng áp thuế cập cảng, tạo thêm vài tuần để nếu Mỹ có đảo ngược chính sách vẫn sẽ ngăn được hệ quả thực. Và Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 6 tới tại Nhật Bản- cơ hội để giảm căng thẳng từ cấp cao nhất
Theo các chuyên gia, các đòn trả đũa mà Trung Quốc và Mỹ áp đặt lẫn nhau có thể khiến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hai nền kinh tế nhất nhì thế giới cùng giảm 0,5%. Các nhà kinh tế cũng nhận định chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang sẽ tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu vốn đã bị dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm nay.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics