Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Quả ngọt vẫn chưa chín
Bất đồng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa kết thúc. |
Sau cuộc đàm phán 3 ngày giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Tân Hoa xã cho biết cuộc đối thoại “đạt tiến bộ mới” và các vấn đề còn lại sẽ được xử lý thông qua “những giải pháp hiệu quả”, trong khi người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho rằng vẫn còn “một khối lượng công việc đáng kể” cần phải làm trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự kỳ vọng của ông về việc đạt được thỏa thuận thương mại khi nói: “Đây là một thỏa thuận hào hùng, mang tính lịch sử nếu nó được ký kết”. Trong khi đó, Larry Kudlow, cố vấn Kinh tế hàng đầu của Trump, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang “ngày càng tiến gần” tới một thỏa thuận thương mại và hai bên sẽ duy trì đàm phán thông qua “rất nhiều hội nghị trực tuyến”.
Sau cuộc gặp ông Lưu Hạc tại Phòng bầu dục ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề ra thời hạn 4 tuần để Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, không ai dám chắc sau 4 tuần đó, hai nước sẽ ký được một thỏa thuận bởi không bên nào cam kết chắc chắn về điều đó.
Theo một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), không thể nói chắc chắn về thời điểm cũng như việc Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không. Bài xã luận này có đoạn: “Quả ngọt vẫn chưa chín. Nếu một trong hai bên vội vàng, họ có thể phải trả giá hoặc có thể khiến bên kia phải trả giá. Điều này sẽ đẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả cũng như sự công bằng của thỏa thuận”.
Theo bài xã luận trên tờ báo trên, có 4 vấn đề cần được giải quyết hoặc cải thiện trước khi Bắc Kinh và Washington có thể ký thỏa thuận:
Thứ nhất: Hai bên cần phải giải quyết những bất đồng liên quan đến văn bản của thỏa thuận, mặc dù những vấn đề còn tồn tại được xem như là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết.
Thứ hai, cả hai Chính phủ phải thể hiện quyết tâm “mạnh mẽ hơn nữa” để đối phó với những quan điểm trái chiều trong nước về thỏa thuận thương mại, vốn cho rằng vẫn còn một vài yếu tố gây tranh cãi.
Thứ ba, Washington và Bắc Kinh nên giảm “bất đồng về chính trị và an ninh giữa hai nước” để sao cho hai bên cùng có thiện chí đạt được thỏa thuận thương mại.
Cuối cùng, hai nước phải coi thỏa thuận thương mại như một bước tiến tốt đẹp hơn cho mối quan hệ song phương nói chung.
Tâm điểm bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là Washington cáo buộc Bắc Kinh “ăn cắp” công nghệ, ép các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc phải giao bí mật thương mại cho các đối tác trong nước - tất cả trong mục tiêu Trung Quốc soán ngôi Mỹ để nắm quyền tối thượng về công nghệ. Washington còn đòi Bắc Kinh ngưng trợ cấp cho ngành công nghiệp Trung Quốc, mở rộng nền kinh tế cho công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc, và mua hàng hóa Mỹ gồm nông sản cùng khí tự nhiên hóa lỏng để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung vốn đạt đến con số kỷ lục 379 tỷ USD hồi năm 2018. Mỹ ra thời hạn đến năm 2025 phải thực thi cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ. Đây được xem như một cam kết ràng buộc, có thể buộc Mỹ trả đũa nếu Trung Quốc không thực hiện.
Để gây sức ép lên Trung Quốc, hồi tháng 7/2018, ông Trump đã ra lệnh áp mức thuế trừng phạt trị giá 250 tỷ USD lên các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả với mức thuế lên tới 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ, gồm đậu nành và các mặt hàng tiêu dùng. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng Bắc Kinh không “ăn cắp”, không gây sức ép để các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ và các bí mật thương mại.
Căng thẳng đã giảm phần nào, từ khi nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại hội nghị thượng G-20 ở Argentina cuối năm 2018, đồng ý hoãn tăng thuế trừng phạt cho đến ngày 1/3/2019, và từ sau đó Mỹ đồng ý hoãn vô thời hạn mức thuế trừng phạt 200 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, tiếp sau cuộc gặp giữa ông Trump với ông Lưu Hạc hồi tháng 2/2019.
Theo các nhà phân tích, hai điểm bất đồng chính làm “ngáng đường” bất kỳ thỏa thuận Mỹ-Trung nào. Thứ nhất là Mỹ-Trung vẫn chưa nhất trí một cơ chế thực thi thỏa thuận, nhằm bảo đảm Trung Quốc tôn trọng bất kỳ cam kết nào trong thỏa thuận. Mỹ đã phàn nàn Trung Quốc liên tục thất hứa ở những cuộc đàm phán thương mại trước đây.
Thứ hai là việc có dỡ bỏ mức thuế 250 tỷ USD mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu hay không. Trung Quốc muốn dỡ bỏ các khoản thuế này như một phần thỏa thuận, trong khi Mỹ xem việc áp thuế làm công cụ đàm phán, nhằm buộc Trung Quốc cam kết thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào, nên không tính dỡ bỏ ngay. Tổng thống Trump đã nói Mỹ có thể giữ nguyên mức thuế “suốt một thời gian dài” nhằm buộc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận.
Theo ông Myron Brilliant, một quan chức Phòng Thương mại Mỹ: “Không có cơ chế thực thi thì thỏa thuận sẽ thất bại. Bạn cần cơ chế sẽ bảo đảm hai bên tin cậy lẫn nhau rằng thỏa thuận sẽ bền vững và có thể xác minh”.
Tin liên quan
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK