Đàm phán mở thêm cửa khẩu xuất nhập khẩu chính ngạch với Trung Quốc
![]() | Vướng mắc đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nói gì? |
![]() | Nhanh chóng chuyển xuất khẩu nông sản từ tiểu ngạch sang chính ngạch |
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc |
Hàng loạt thách thức xuất khẩu tiểu ngạch
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 1,83 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4%; nhập khẩu đạt 515 triệu USD, tăng 16,6%.
Trước đó, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,39 % so với năm 2020.
Phát biểu tại buổi làm việc của Bộ NN&PTNT với một số bộ, ngành, doanh nghiệp về tình hình xuất nhập khẩu nông sản qua thị trường Trung Quốc chiều ngày 9/3, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, hiện nay xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đang đối diện không ít thách thức.
Việc nhập khẩu các mặt hàng ngoài danh mục được xuất khẩu chính ngạch bị coi là buôn lậu và áp dụng các chế tài tịch thu hàng, bắt giữ người, phạt tiền và có thể truy cứu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại biên mậu ưu đãi 8.000 tệ/người/ngày cho cư dân biên giới được quản lý chặt chẽ hơn về chủng loại hàng, số lượng mỗi lượt giao hàng. Trung Quốc kiểm soát chặt cửa khẩu, lối mở, đã triển khai rào dây thép gai cao 2,5m và gắn camera theo dõi tại nhiều nơi.
“Do đó, thời gian qua một số mặt hàng (như sầu riêng, chanh leo) vẫn xuất qua các đường mòn, lối mở theo phương thức trao đổi cư dân biên giới, nay cũng không thể nhập khẩu vào Trung Quốc”, ông Toản nói.
Đáng chú ý, lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh: Trung Quốc tiếp tục quản lý chặt về truy xuất nguồn gốc, tăng cường và siết chặt quản lý xuất nhập khẩu biên mậu đối với các mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam.
Một số loại nông sản của Việt Nam như: bưởi, dừa, chanh leo, roi, sầu riêng, sắn lát, thạch đen… khó xuất khẩu được theo hình thức biên mậu tại các cửa khẩu phụ mà trước đây Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu.
Đặc biệt vừa qua, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid-19”, thặt chặt kiểm soát, phòng chống dịch covid-19 trên cả bao bì hàng nông sản, hạn chế lượng thông quan. Điều này gây ra ùn tắc cục bộ tại khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, có thời điểm ngừng thông quan tại một số cửa khẩu do phát hiện Covid-19 đối với người và cả trên hàng hóa khi thông quan.
Mở thêm xuất khẩu chính ngạch qua đường biển
Dễ thấy, Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Để tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường này, dần “xoá sổ” tình trạng hàng hoá ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều không thể trì hoãn thêm nữa.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Tuyết Ngọc, Giám đốc Công ty CP Chuỗi nông sản thực phẩm Việt phân tích, muốn chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu.
![]() |
Trung Quốc đã, đang và sẽ còn là thị trường xuất khẩu quan trọng của nông sản Việt trong nhiều năm tới. Ảnh: N.H |
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng trả ngay 100% tiền nhưng họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt. Doanh nghiệp Việt Nam phải có chuỗi liên kết, nguồn cung ổn định. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có ký kết hợp đồng liên kết với nông dân trong bao tiêu sản phẩm.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nữa là đẩy mạnh chế biến sâu. Hàng nông sản tươi, đặc biệt như trái cây tươi đưa lên cửa khẩu chỉ nằm chờ 5-10 ngày, xuất khẩu theo lối tiểu ngạch sẽ bị dìm giá hoặc thậm chí không bán được. Trong khi đó, nếu đẩy mạnh được chế biến sâu sẽ bớt bị động khá nhiều.
“Ví dụ, Trung Quốc là thị trường ưa chuộng trái vải khô. Nếu Việt Nam có đủ doanh nghiệp chế biến sâu triển khai và xuất khẩu vải khô thay vì xuất khẩu tươi sang Trung Quốc, áp lực tiêu thụ sẽ giảm đi rất nhiều”, bà Ngọc dẫn chứng thêm.
Về định hướng và lộ trình chuyển xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang chính ngạch thời gian tới, Bộ NN&PTNT xác định sẽ kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành tăng cường đàm phán về mở thêm các cửa khẩu thực hiện thông quan, xuất nhập khẩu chính ngạch.
Mở thêm các hình thức xuất khẩu chính ngạch qua đường sắt, đường biển; hợp tác hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, kết nối giữa các tỉnh biên giới với Trung Quốc.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành, địa phương biên giới hiện đại hóa, điện tử hóa hệ thống thông tin thị trường để kịp thời cung cấp tới các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp về nhu cầu, giá cả, thay đổi chính sách… của thị trường Trung Quốc; phát triển các sàn giao dịch, hình thức thương mại điện tử đối với hàng nông sản, xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành đàm phán mở rộng danh mục hàng hóa nông sản, danh sách doanh nghiệp được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; xây dựng “Đề án xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bền vững sang thị trường Trung Quốc" trong bối cảnh hiện nay”, đại diện Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau tại các vùng cửa khẩu ở một số tỉnh giáp biên với các nước láng giềng, điển hình như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… Xuất khẩu chính ngạch là một hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, được nhiều thương lái, doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới sát Việt Nam như: Trung Quốc, Lào, Campuchia… Theo đó, các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam ký những những hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài theo hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết) giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế. |
Tin liên quan

Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế

Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới

Doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để đáp ứng các đơn hàng dừa tươi từ Trung Quốc
20:24 | 15/11/2024 Kinh tế

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển
09:36 | 12/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc
09:09 | 11/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD
13:49 | 07/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng
09:40 | 07/05/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
