Facebook Twitter youtube Tiktok

Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra- Bài cuối: Còn nhiều vướng mắc liên quan đến ghi xuất xứ, ghi nhãn hàng xuất khẩu

(HQ Online) - Với chức năng quản lý nhà nước về hải quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện không ít vướng mắc, bất cập liên quan đến câu chuyện ghi xuất xứ, khai báo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu và đã kiến nghị với cơ quan chức năng. Báo Hải quan phỏng vấn ông Âu Anh Tuấn (ảnh), Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) và ghi nhận một số ý kiến của cơ quan quản lý, doanh nghiệp để có thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.
Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra - Bài 3: Điểm mặt những vụ hàng ngoại “đội lốt” hàng Việt Nam
Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra - Bài 2: Những chiêu trò gian lận xuất xứ
Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra - Bài 1: Khi cuộc chiến của các “ông lớn” nổ ra
Ký kết phối hợp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
3344 11 img 2841
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan)

Thưa ông, ngoài những câu chuyện hàng nước ngoài “đội lốt” Made in Vietnam được phát hiện vừa qua, cơ quan Hải quan còn nhận thấy những vướng mắc, bất cập gì liên quan đến xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu?

- Ngoài các vụ việc vi phạm đã được phát hiện, xử lý, qua quá trình thực thi chính sách quản lý liên quan đến lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã phát hiện các bất cập liên quan đến ghi xuất xứ trên hàng hóa/bao bì hàng hóa và khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Cụ thể, việc xác định quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt hàng hóa xuất khẩu để được mang xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) cần phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo đúng qui định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương. Theo đó, hàm lượng giá trị gia tăng trên sản phẩm (LVC) phải đạt 30% trở lên hoặc thực hiện chuyển đổi mã số hàng hóa theo cấp độ 2 số, 04 số hoặc 06 số so với mã số HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ. Như vậy, cần phải căn cứ theo hoạt động sản xuất, gia công, chế biến cụ thể tại doanh nghiệp.

Ví dụ: doanh nghiệp nhập khẩu chân gà từ Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc... về gia công, sản xuất xuất khẩu; các công đoạn sản xuất gồm: làm sạch, cắt mỏng, tẩm ướp gia vi, đóng gói (hút chân không), sau đó xuất khẩu. Hay doanh nghiệp nhập khẩu cá hồi, cá saba nguyên con có xuất xứ từ Na Uy, Chile, Đan Mạch... và sản xuất sản phẩm là cá hồi, cá basa cắt lát, cắt miếng xuất khẩu sang các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan…Trường hợp khác, doanh nghiệp nhập khẩu bán thành phẩm (ví dụ áo đã cắt sẵn), sau đó may thành áo thành phẩm xuất khẩu.

Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, các trường hợp nêu trên là gia công đơn giản theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Do đó, khi xuất khẩu doanh nghiệp không được khai hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

3625 11 hang tq gia mao xuat xu viet nam anhth
Hàng hóa Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam do Hải quan TPHCM bắt giữ tháng 11/2019 tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

Tuy nhiên, qua rà soát, cơ quan Hải quan nhận thấy hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể nội dung ghi xuất xứ trên bao bì/hàng hóa xuất khẩu cũng như thể hiện thông tin về xuất xứ hàng hóa thế nào?

- Với việc ghi xuất xứ hàng hóa là bán thành phẩm theo yêu cầu của đối tác gia công nước ngoài, thực tế có doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng gia cộng hoặc sản xuất xuất khẩu sản phẩm mũ giày với đối tác là công ty mẹ tại Nhật Bản. Theo yêu cầu của đối tác, doanh nghiệp Việt Nam gia công, sản xuất sản phẩm mũ giày và in dòng chữ “Made in Japan” trên sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản để tiếp tục sản xuất giày.

Tuy nhiên, việc in sẵn dòng chữ “Made in Japan” như nêu trên chưa có hướng dẫn cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp này, nếu hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định thì doanh nghiệp sẽ khai xuất xứ Việt Nam trên tờ khai xuất khẩu…

Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên đã được Tổng cục Hải quan có văn đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ cho ý kiến hướng dẫn từ cuối năm 2019. Hiện nay, Bộ Công Thương đã tiếp thu, chủ trì soạn thảo văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để có hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Trong khi các bộ chưa có hướng dẫn cụ thể, vậy, với những trường hợp trên, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn thế nào đối với các cục hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp, thưa ông?

- Nội dung ghi nhãn, xuất xứ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong khi các bộ chức năng chưa ban hành văn bản hướng dẫn cách ghi xuất xứ, ghi nhãn trên hàng hóa/bao bì hàng hóa xuất khẩu dẫn đến việc cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong việc điều tra, xác minh, làm rõ những trường hợp có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa. Mặt khác, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Dự báo hàng hóa từ các nước bị áp mức thuế suất cao có khả năng sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào các thị trường lớn để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, làm mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này.

Mặc dù không có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách ghi xuất xứ, ghi nhãn trên hàng hóa/bao bì hàng hóa, nhưng qua việc kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ tại một số cục hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan khuyến cáo các đơn vị thực hiện thu thập, phân tích thông tin, thực hiện điều tra, xác minh, làm rõ đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa. Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng quy tắc xuất xứ thì xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp khác thì khuyến cáo doanh nghiệp không ghi xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) trên hàng hóa/bao bì hàng hóa nếu hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định mà chỉ nên ghi cụm từ “Lắp ráp tại Việt Nam”; “Hoàn tất tại Việt Nam” hoặc “Lắp ráp bởi tên Công ty/Tập đoàn” hoặc “Chế biến bởi Công ty/Tập đoàn” hoặc “Sản phẩm của Công ty/Tập đoàn.

Như ông đề cập ở trên, Bộ Công Thương đang xây dựng văn bản hướng dẫn về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục Hải quan có góp ý cụ thể nào liên quan đến vấn đề này không, thưa ông?

- Hiện nay, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Bộ Tài chính nội dung góp ý theo đề nghị của Bộ Công Thương. Theo đó, đề nghị cách thể hiện xuất xứ, ghi nhãn trên hàng hóa/bao bì hàng hóa thực hiện như sau:

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc xác định trước xuất xứ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam thì trên hàng hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu ghi các cụm từ “Origin: Vietnam”; “Made in Vietnam”; “Produced in Vietnam”; “Product of Vietnam”.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và Thông tư số 05/2018/TT-BCT hoặc xác định trước xuất xứ không đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam thì trên hàng hóa, bao bì không được ghi các cụm từ nêu trên “Origin Vietnam”; “Made in Vietnam”; “Producted in Vietnam”; “Products of Vietnam”.Trường hợp này, thương nhân mà phải ghi các cụm từ như “Lắp ráp tại Việt Nam”; “Hoàn tất tại Việt Nam” hoặc “Lắp ráp bởi tên Công ty/Tập đoàn” hoặc “Chế biến bởi Công ty/Tập đoàn” hoặc “Sản phẩm của Công ty/Tập đoàn.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng góp ý cụ thể về cách thức khai xuất xứ trên tờ khai hải quan xuất khẩu; tiêu chí xuất xứ trên tờ khai hải quan; việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu khẩu và công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan để chống gian lận xuất xứ…

Chúng tôi mong muốn Bộ Công Thương và các bộ, ngành chức năng liên quan sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề xuất xứ hàng hóa để việc áp dụng trong thực tiễn được thuận lợi, hiệu quả tránh việc hàng hóa nước ngoài “đội lốt” hàng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã và đang tham gia nhiều FTA thế hệ mới với những quy định rất chặt chẽ về vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan):

Nhiều chồng chéo, bất cập chờ Bộ Công Thương tháo gỡ

Quá trình kiểm tra, điều tra liên quan đến chống vi phạm về xuất xứ, cơ quan Hải quan phát hiện những vướng mắc, bất cập tại Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương và Nghị định 31/2018/NĐ-CP (cũng do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng-PV) gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong kiểm tra, xác định vi phạm và gây nên phản ứng của doanh nghiệp.

Cụ thể, quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc CTC (chuyển đổi mã số) quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 05 còn mâu thuẫn với giải thích thuật ngữ quy định tại Khoản 9, Điều 3, Nghị định 31.

Quy định về tự chứng nhận xuất xứ chỉ đưa ra khái niệm (tại Nghị định 31) nhưng không có hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 05. Do vậy, khó kết luận vi phạm về hành vi tự chứng nhận xuất xứ.

Bộ Công Thương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu và cách thức kê khai xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam.

Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về “công đoạn gia công chế biến giản đơn” quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ dẫn đến việc đấu tranh của cơ quan Hải quan với doanh nghiệp để xác định công đoạn gia công giản đơn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, có sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Cụ thể, Điều 34 “Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” và Điều 72 “Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính” của Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám chữa bênh; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán;… không quy định đối với trường hợp cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ.

Tuy nhiên, Điều 63 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và khoản 26 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 63 Nghị định 185 về “hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” lại có quy định buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ.

Để công cuộc đấu tranh với hành vi gian lận xuất xứ đạt hiệu quả cao hơn nữa, cơ quan Hải quan đề nghị Bộ Công Thương cung cấp (cho Tổng cục Hải quan) các doanh nghiệp, mặt hàng có nghi ngờ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp để cơ quan Hải quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, cảnh báo các tổ chức cấp C/O về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp C/O, đặt biệt lưu ý tới một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa.

Cùng với đó là sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định hướng dẫn về xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu; rà soát, sửa đổi và bổ sung các công đoạn gia công chế biến giản đơn quy định tại Điều 9 Nghị định 31 để phù hợp với tình hình hiện nay; hướng dẫn cụ thể về việc tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại tại Điều 25 Nghị định 31; rà soát, sửa đổi để thống nhất giữa Điều 34, Điều 72 Luật Xử phạt vi phạm hành chính với Điều 63 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và khoản 26 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 63 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về cải chính thông tin.

T.Bình- H.Nụ (ghi)

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

Lập danh mục cảnh báo nguy cơ gian lận

Bộ Công Thương đang ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức, các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực cấp C/O ưu đãi theo các FTA. Ngoài ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị duy nhất được ủy quyền để cấp C/O không ưu đãi và C/O form A hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Hoạt động cấp C/O phải đảm bảo vừa phòng chống gian lận xuất xứ, vừa tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp. Trong mục tiêu quản lý có 2 mặt phải đảm bảo như vậy nên đòi hỏi phải có danh mục cảnh báo.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” (tại Quyết định 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019), Bộ Công Thương đã tăng cường công tác cảnh báo bằng việc đưa ra những danh mục mặt hàng có nguy cơ.

Với danh mục đó, cơ quan quản lý sẽ chú trọng, thậm chí phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi cấp C/O. Tuy nhiên, không thể 100% hồ sơ doanh nghiệp đến, cơ quan quản lý đều có thể tiến hành kiểm tra được nên phải quản lý rủi ro, phân luồng...

Về phân luồng, từ năm 2018, Bộ Công Thương đã ban hành danh mục tương tự như cơ quan Hải quan (doanh nghiệp nào vào luồng Xanh; có nguy cơ thế nào vào luồng Đỏ...).

Để nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận xuất xứ, tôi cho rằng, phải có cảnh báo sớm đến cộng đồng doanh nghiệp. Đây là vấn đề Bộ Công Thương làm rất mạnh.

Bộ Công Thương cố gắng rà soát kỹ tiêu chí để cảnh báo đúng mặt hàng trọng điểm, thị trường trọng điểm, không cảnh báo tràn lan hưởng đến xuất khẩu.

Cần coi trọng công tác tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp để không vi phạm, tiếp tay cho gian lận xuất xứ.

Về lâu dài, phải có giải pháp liên quan đến sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu không bị ảnh hưởng, tránh bị đánh thuế chống lẩn tránh.

Bên cạnh đó, những giải pháp thường xuyên như tăng cường kiểm tra, tăng cường hậu kiểm vẫn tiếp tục được triển khai…

Nguyễn Thanh (ghi)

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco):

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Đối với ngành sản xuất và chế biến gỗ, công tác chống gian lận xuất xứ rất quan trọng, nhất là khi Hiệp định EVFTA được thực thi thì doanh nghiệp càng minh bạch về xuất xứ, càng được lợi. Tuy nhiên, do nhận thức còn yếu, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu đúng tầm quan trọng của công tác này nên gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, hơn 70% nguồn nguyên liệu là nhập khẩu nên việc xác định nguồn gốc phụ thuộc nhiều vào đối tác tại các quốc gia. Do đó, việc chống gian lận xuất xứ thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa, cần sự vào cuộc và thay đổi của các cơ quan chức năng.

Tổng cục Hải quan đã và đang làm rất tốt công tác này. Nhưng nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan Hải quan với các hiệp hội ngành nghề để đưa ra những phương thức, biện pháp chuẩn và trúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc cấp C/O nên nghiên cứu giao cho các tổ chức tư nhân và hiệp hội ngành nghề thực hiện, để thời gian, tránh cơ chế “xin – cho”.

Hương Dịu (ghi)

Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển khoa học công nghệ Vina (Vina CHG):

“Số hóa” công tác chống gian lận xuất xứ

Yêu cầu chống gian lận xuất xứ là vô cùng cấp thiết nhằm giúp người tiêu dùng có niềm tin vào hàng nội địa, giúp doanh nghiệp trong nước có thêm nội lực, thị phần để cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an tâm đầu tư, phát triển thương mại.

Tôi cho rằng, Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương cần hoàn thiện trước hết là hành lang pháp lý, các văn bản luật có liên quan. Từ đó, cần quy định rõ tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chế… về quản lý xuất xứ hàng hoá; quy định rõ thế nào là hàng nội địa, hàng nhập khẩu, hàng sản xuất liên doanh trong nước và ngoài nước, tỷ lệ sản phẩm trong thành phẩm thế nào để xác định là hàng nội địa hay nhập khẩu…

Bên cạnh đó, để đối phó với thực trạng hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ cần có thêm các công cụ hỗ trợ, công tác chống gian lận xuất xứ cần được “số hoá”, kiểm soát bằng công nghệ.

Biện pháp dán tem truy xuất nguồn gốc tích hợp công nghệ chống hàng giả và công nghệ kiểm soát lưu thông hàng hoá là một trong những biện pháp hữu hiệu và trực tiếp nhất để chống gian lận xuất xứ. Tuy nhiên, khâu quản lý việc dán tem, quy chế dán tem sao cho hợp lý cần được nghiên cứu để triển khai hiệu quả nhất.

Hương Dịu (ghi)

Thái Bình

Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ

Tin liên quan

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Đó là chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đánh giá kết quả thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra chiều ngày 4/7 do Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quét sạch loại tội phạm liên quan đến thuốc, thực phẩm giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quét sạch loại tội phạm liên quan đến thuốc, thực phẩm giả

Ngày 23/6/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hải quan Cha Lo nhận diện loại hình, mặt hàng có nguy cơ buôn lậu

Hải quan Cha Lo nhận diện loại hình, mặt hàng có nguy cơ buôn lậu

Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Hải quan cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Chi cục Hải quan khu vực IX) đưa vào “tầm ngắm” các loại hình xuất nhập khẩu có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu

Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu

Cục Hải quan đã thực hiện tốt đồng thời 2 nhiệm vụ là tham mưu lãnh đạo các cấp và trực tiếp đấu tranh với các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

Từ đầu năm đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã triển khai hiệu quả các đợt cao điểm, đấu tranh quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; bảo đảm đồng bộ công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính và các mặt công tác khác cho thực hiện nhiệm vụ; triển khai hiệu quả công tác đối ngoại Cảnh sát biển.
Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Hòng qua mặt lực lượng chức năng, các đối tượng tìm cách buôn lậu hàng trăm nghìn bao thuốc lá bằng cách ngụy trang bằng "vỏ bọc" như: bồn cầu, ghế sofa, bàn cà phê…
Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Trong đợt cao điểm, Công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố 124 vụ/297 bị can; xử lý hành chính 944 vụ/968 đối tượng, xử phạt gần 15 tỷ đồng; thu giữ hàng hóa vi phạm giá trị gần 64 tỷ đồng về buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi khác.
6 tháng đầu năm Hải quan xử lý khối lượng hàng hoá vi phạm ước tính 13.614 tỷ đồng

6 tháng đầu năm Hải quan xử lý khối lượng hàng hoá vi phạm ước tính 13.614 tỷ đồng

Trong 2 ngày (3-4/7), Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) chủ trì tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ kiểm soát năm 2025, tại phường Vũng Tàu (TP. Hồ Chí Minh).
Ma túy do Hải quan bắt giữ tăng gần 95%

Ma túy do Hải quan bắt giữ tăng gần 95%

6 tháng đầu năm, lượng ma túy do Hải quan tham gia bắt giữ tăng tới 94,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Chiến dịch Con rồng Mê Kông do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến, triển khai từ năm 2018.
Vận chuyển ma túy qua đường hàng không lĩnh án chung thân

Vận chuyển ma túy qua đường hàng không lĩnh án chung thân

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 2/7, Hội đồng xét xử - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Lee Je Siang (Quốc tịch Malaysia) tù chung thân về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Cao điểm chống buôn lậu, Hải quan xử lý 93 vụ vi phạm trị giá hơn 1.600 tỷ đồng

Cao điểm chống buôn lậu, Hải quan xử lý 93 vụ vi phạm trị giá hơn 1.600 tỷ đồng

Từ ngày 15/5-15/6 (tháng cao điểm về chống buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 93 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 1.621 tỷ đồng.
Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Không thể chỉ yêu cầu người tiêu dùng phải "tỉnh táo", vì thực tế họ không chủ động mua hàng giả mà chính là bị lừa khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Điểm mặt nhiều “đại gia” nợ thuế khủng bị cưỡng chế

Điểm mặt nhiều “đại gia” nợ thuế khủng bị cưỡng chế

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế lớn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng vừa bị cơ quan Hải quan cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Bài 2: Lật tẩy 2 vụ buôn lậu hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu

Bài 2: Lật tẩy 2 vụ buôn lậu hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu

Như đã thông tin trong bài 1, tình hình buôn lậu thuốc lá ở trong nước và khu vực vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Mới đây, cơ quan Hải quan đã phối hợp với lực lượng Công an triệt phá 2 vụ buôn lậu “khủng” lên đến hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu.
Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

6 tháng đầu năm 2025, Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã thực hiện 16 cuộc kiểm tra sau thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm 88% và tổng số thu nộp ngân sách hơn 5,329 tỷ đồng.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

30,8% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 24,5% doanh nghiệp khó khăn về tài chính; 23,2% doanh nghiệp khó khăn về tuyển dụng lao động.
TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trường hai con số, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu gần 7 tỷ USD.
FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI nửa đầu 2025 đạt 21,5 tỷ USD, tăng mạnh nhờ vốn vào chế biến và bất động sản.
Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Hoạt động giao dịch trên thị trường trong sáu tháng đầu năm 2025 có những biến động.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Chi cục Hải quan khu vực XII đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Chi cục Hải quan khu vực XII đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, ...
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Ngày 5/7, Chi cục Hải quan khu vực XX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định bổ nhiệm ...
Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nhiều nội dung quan trọng về hàng hóa nhập khẩu của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy ...
Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Chi cục Hải quan khu vực V chỉ đạo tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định, ...
Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Đó là đánh giá của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính thuế tại cơ quan ...
Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Câu chuyện sắp xếp, tinh gọn bộ máy là chủ đề đang được quan tâm rất nhiều. Tại các đơn ...
Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Trong suốt 5 năm từ 2020 đến 2024, bảng xếp hạng top 50 công ty Đại chúng uy tín và ...
Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Mối tương quan giữa năng lực tài chính và hiện diện truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng ...
Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức ...
Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Sự cộng hưởng của dòng vốn FDI sau sáp nhập, lực lượng lao động chất lượng cao và nhu cầu ...
Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Đằng sau các con số ấn tượng là những thách thức thực tế mà các doanh nghiệp điện tử Việt ...
Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Ngày 2/7, tại tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) phối hợp Tập ...
Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó đáng ...
Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy ...
Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015.
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Cục Hải quan trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH Nichias Việt Nam về thủ tục XNK hàng hóa ...
Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Có 46 khoản phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực được giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người ...
Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục thực hiện thủ tục hải quan ...
TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trường hai con số, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu ...
FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI nửa đầu 2025 đạt 21,5 tỷ USD, tăng mạnh nhờ vốn vào chế biến và bất động sản.
3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Cục Thống kê, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản đánh giá tác động của thuế đối ứng ...
Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hà Tĩnh vẫn nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng ...
Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả Việt mới đạt 3,05 tỷ USD, đứng trước áp lực bứt tốc thêm gần 4,9 tỷ ...
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025, cà phê Việt đạt gần 5,5 tỷ USD xuất khẩu, chạm mục tiêu cả năm ...
6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT Hà Nội đã thực hiện tổng cộng 2.176 vụ kiểm tra, trong đó ...
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI cho rằng, việc yêu cầu tất cả các sàn TMĐT đều phải thực hiện thủ tục cấp phép trước ...
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Người bán hàng online không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế, cần theo dõi thông tin từ các ...
Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hơn 95% hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại hệ ...
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên ...
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Luật Thương mại điện tử dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025.
Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Theo số liệu của Cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2025, 5 địa phương có ...
Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 28/6/2025, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế ...
Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng ...
Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

Giá vàng tháng 6/2025 tăng chủ yếu do tác động kết hợp của bất ổn địa chính trị tại khu ...

Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

Giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng đột biến, tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với ...
10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,42%, tác động làm tăng CPI chung ...
Phiên bản di động