Công ty đại chúng 2025: Vững vàng giữ hạng trong vùng biến động
Biến động thị trường và áp lực từ môi trường vĩ mô
Năm 2024 khép lại với VN-Index đạt 1.266,8 điểm, tăng 12,1% so với cuối năm 2023. Thanh khoản cải thiện khi giá trị giao dịch bình quân đạt 21.100 tỷ đồng/phiên, tăng gần 20% so với năm trước.
Đây có thể coi là một điểm sáng giữa nhiều khó khăn mà thị trường phải đối mặt.
![]() |
Diễn biến VN-Index và giá trị giao dịch của các công ty đại chúng trên TTCK từ tháng 1/2023 đến giữa tháng 5/2025 |
Tỷ giá biến động mạnh, với việc VND mất giá hơn 4% trong năm đã dẫn đến làn sóng bán ròng kỷ lục từ khối ngoại, tổng giá trị lên tới gần 94.450 tỷ đồng.
Cùng lúc, tâm lý thị trường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như lãi suất toàn cầu, lạm phát và chính sách thương mại bất ổn.
Bước sang đầu năm 2025, TTCK Việt Nam đã có khởi đầu đầy hứa hẹn với VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, đạt đỉnh 1.336 điểm vào tháng 3.
Tuy nhiên, cú sốc đến từ tuyên bố áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam vào đầu tháng 4 đã khiến thị trường rơi mạnh. VN-Index giảm hơn 220 điểm chỉ trong vài phiên, phản ánh tâm lý hoảng loạn và sức ép từ yếu tố bên ngoài là rất lớn.
So với các năm trước, rõ ràng thị trường hiện tại đòi hỏi công ty đại chúng phải chủ động thích nghi thay vì chỉ vận hành theo quán tính tài chính.
Nếu giai đoạn 2022–2023, yếu tố tài chính vẫn giữ vai trò then chốt thì đến năm 2024–2025, các yếu tố phi tài chính như quản trị công ty, chiến lược phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ và quản trị rủi ro bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong xếp hạng.
Khó khăn lớn nhất vẫn là sự bất định từ bên ngoài. Thuế quan có thể ảnh hưởng đến ít nhất 4 yếu tố nền tảng: tỷ giá, dòng vốn, lợi nhuận doanh nghiệp và tâm lý thị trường.
Trong khi chưa rõ Mỹ sẽ áp mức thuế nào sau thời hạn hoãn 90 ngày, doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị cho các kịch bản xấu nhất.
Bản lĩnh doanh nghiệp và chiến lược giữ vững vị thế
Trong bối cảnh ấy, các công ty đại chúng được vinh danh trong bảng xếp hạng VIX50 vẫn duy trì được vị thế và hiệu quả hoạt động. Top 10 công ty đứng đầu gồm: FPT, Vietcombank, MB, HDBank, ACV, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB và Vinhomes. Đây đều là những doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, quản trị minh bạch và năng lực thích ứng cao.
![]() |
Top 5 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp đại chúng trong năm 2025 |
Điểm đáng chú ý là nhóm ngân hàng tiếp tục chiếm ưu thế áp đảo trong bảng xếp hạng với 7 đại diện trong Top 10. Trong đó, MB, Techcombank, ACB và Vietcombank cho thấy sự ổn định trong lợi nhuận và hoạt động tín dụng.
FPT là đại diện tiêu biểu cho khối công nghệ - lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi hàng rào thuế quan. Trong khi đó, Vinhomes là điểm sáng của ngành bất động sản, dù thị trường còn nhiều thách thức.
Các doanh nghiệp trụ lại được trong danh sách là những đơn vị không chỉ có kết quả kinh doanh tốt mà còn tiên phong trong cải tiến vận hành, nâng cao minh bạch và thực hiện ESG.
Việc triển khai hệ thống KRX từ tháng 5/2025, sửa đổi các thông tư như 18/2025/TT-BTC hay 68/2024/TT-BTC cũng tạo thêm điều kiện để các doanh nghiệp đại chúng tiếp cận vốn thuận lợi và tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư.
Theo khảo sát của Vietnam Report, hơn 63% chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng tin rằng những chuyển động về công nghệ, pháp lý sẽ là nền tảng quan trọng giúp TTCK Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 của FTSE.
Điều dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VIX50 là chiến lược thích nghi thông minh. Họ giữ vững năng lực cốt lõi – từ năng lực tài chính, thị phần vững chắc cho đến bộ máy quản trị hiện đại – đồng thời không ngừng cải tiến để đón đầu xu hướng.
Nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển trọng tâm từ thích ứng ngắn hạn sang đầu tư dài hạn, tăng cường năng lực công nghệ, chuẩn hóa thông tin và đẩy mạnh truyền thông nhà đầu tư (IR).
Một điểm mới tích cực là sự nổi lên của tư duy phát triển bền vững. Trong năm 2025, tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên ESG đã tăng gần gấp đôi so với hai năm trước. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận vốn mà còn nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thuận lợi lớn nhất trong năm 2025 chính là sự ổn định của nền tảng vĩ mô trong nước: lạm phát cơ bản 4 tháng đầu năm chỉ tăng 3,05%, cán cân thương mại xuất siêu gần 3,8 tỷ USD, vốn FDI giải ngân tăng 7,3%... Đây là lực đỡ giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động giữa cơn gió ngược từ thuế quan và tỷ giá.
Trong giai đoạn mà TTCK còn tiềm ẩn nhiều ẩn số khó lường, những công ty đại chúng giữ được vị thế và tiếp tục tăng trưởng chính là điểm tựa niềm tin cho toàn thị trường.
Việc các doanh nghiệp không ngừng tích lũy năng lực nội tại, đầu tư vào công nghệ và phát triển bền vững là minh chứng rõ ràng cho sức sống và bản lĩnh của khối doanh nghiệp đại chúng Việt Nam trong hành trình vươn lên bền vững.
Tin liên quan

Logistics manh mún, doanh nghiệp gánh chi phí kép
15:46 | 29/05/2025 Thương mại điện tử

Nghị quyết số 68 tạo niềm cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp
08:57 | 29/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

An ninh thương hiệu - "lá chắn pháp lý" giữa thương trường đầy biến số
14:21 | 28/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
21:00 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại
07:52 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm
16:34 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
16:31 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường
Tin mới

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics